Thứ ba, 23/04/2024
Bắc giang 29 °C / 24 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Vào mùa... báo cáo

Cập nhật: 08:46 ngày 25/11/2014
(BGĐT) - Báo cáo là hai từ được sử dụng với tần suất nhiều nhất ở mỗi ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp… từ nay đến cuối năm. Vậy nên có thể gọi mùa này là mùa… báo cáo.

Một anh bạn giữ chức phó phòng ở một huyện than thở dịp này phải viết nhiều báo cáo quá vì  ngoài  báo cáo lãnh đạo huyện, cấp trên còn là 5 sở, ngành liên quan. Trong khi chị trưởng phòng của anh nghỉ ốm nên anh phải viết báo cáo tháng, báo cáo quý, báo cáo năm, báo cáo nhiệm kỳ, báo cáo các ban chỉ đạo… với tổng số gần 30 báo cáo.  Có ngày anh phải nhờ vợ mang cơm hộp vào cơ quan cho anh vì chẳng có thời gian về nhà (!)

Người viết báo cáo đã khổ nhưng người được nhận, tổng hợp, xử lý các báo cáo cũng chẳng sung sướng gì. Một anh bạn làm ở phòng tổng hợp cơ quan cấp tỉnh cũng than trời là dịp này bị lạc vào… rừng báo cáo. Mặc dù cấp trên đã có hướng dẫn cách xây dựng báo cáo nhưng cấp dưới vẫn gửi lên những báo cáo tràng giang đại hải mà rất ít thông tin. 

Đã thế ngôn ngữ báo cáo thì rặt là khẩu hiệu: Tích cực, đẩy mạnh, tăng cường/ Ra sức, củng cố, khẩn trương, kịp thời… Còn số liệu trong nhiều báo cáo  bị “bệnh thành tích” làm méo mó có khi đến nực cười. Thực tế có chuyện báo cáo của các phòng, ban trong một cơ quan đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch nhưng cơ quan lại không thành kế hoạch; có chỉ tiêu kinh tế - xã hội các huyện, thành phố đều báo cáo hoàn thành, hoàn thành vượt mức kế hoạch nhưng toàn  tỉnh lại không hoàn thành kế hoạch (?) 

5 thành 25 cũng từng là một chuyện cười của báo cáo. Chuyện là địa phương nọ trồng được 5 cái cây nhưng hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội nông dân, hội cựu chiến binh, công đoàn đều báo cáo trồng được 5 cây nên lên cấp trên nó thành 25 cây rồi. 

Mục đích của báo cáo nhằm thông tin chuyển tiếp hoặc tường trình, kể lại các sự kiện, các hoạt động  trong một hoàn cảnh hiện hành để những người tiếp cận báo cáo hiểu rõ được sự kiện và hoạt động đó phục vụ cho công việc, nhiệm vụ của mình. Vậy làm thế nào để có bản báo cáo có chất lượng và để người viết báo cáo, người tiếp nhận, tổng hợp, xử lý báo cáo bớt khổ như trường hợp hai anh bạn nêu trên. 

Kinh nghiệm mà nhiều người chia sẻ là viết báo cáo nên  dùng cách hành văn rõ ràng, mạch lạc, thiết thực, không nên dùng lối hành văn cầu kỳ. Báo cáo đi thẳng vào vấn đề, khi đánh giá tình hình, cần dùng các sự kiện, số liệu khách quan và công bằng, tránh những cụm từ như nhìn chung là tốt, nói chung là tốt... Báo cáo chỉ rõ được những hạn chế, yếu kém, tìm ra nguyên nhân khách quan, chủ quan và đề xuất được phương hướng, biện pháp giải quyết vấn đề.

Dịp này đang vào mùa báo cáo năm, báo cáo nhiệm kỳ nhằm phục vụ tổng kết năm cũ, đề ra phương hướng nhiệm vụ năm mới và để phục vụ đại hội đảng các cấp bước vào nhiệm kỳ mới, mong sao mỗi bản báo cáo đều có nghĩa thiết thực, góp sức làm nên những “mùa quả ngọt” cho quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh. 

Trần Anh

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...