Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 34 °C / 25 - 34 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Sau nhận trách nhiệm

Cập nhật: 09:41 ngày 19/06/2017
(BGĐT) - Chất vấn là một trong những nét cải cách rõ nhất trong hoạt động của Quốc hội và được đông đảo cử tri quan tâm qua kênh truyền hình trực tiếp. Qua chất vấn, người dân được nghe công khai trao đổi giữa các vị bộ trưởng với các đại biểu đại diện cho tiếng nói của mình và có thể tự “chấm điểm” cho từng vị bộ trưởng, thậm chí cả đại biểu Quốc hội (ĐBQH) thông qua việc có “chăm” chất vấn hay không, vấn đề đặt ra như thế nào...

Theo dõi phiên chất vấn và giải trình chất vấn của 4 bộ trưởng tại kỳ họp thứ ba, Quốc hội khoá XIV vừa qua có thể thấy các vị ĐBQH nêu khá trúng vấn đề cử tri quan tâm và trách nhiệm các bộ trưởng. Tuy nhiên, càng chất vấn, chỉ rõ những khiếm khuyết, yếu kém của ngành thì các bộ trưởng càng sẵn sàng nhận trách nhiệm quản lý nhà nước.

Lần đầu tiên đăng đàn, Bộ trưởng Bộ Văn hoá-Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện chủ động đề cập đến các sai sót của Cục Nghệ thuật biểu diễn và Tổng cục Du lịch. Theo Bộ trưởng, “Đây là bài học sâu sắc đối với công tác quản lý nhà nước của ngành, là Bộ trưởng, tôi xin nhận trách nhiệm”. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhận lỗi về tình trạng “mua thuốc dễ như mua rau”. Việc giải cứu nông sản, để giá lợn rớt giá đến mức thảm hại cũng được tư lệnh ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận trách nhiệm sâu sắc...

Tại các phiên chất vấn, nhiều đại biểu truy đến cùng trách nhiệm của bộ trưởng khi vấn đề giải trình chưa rõ. Có đại biểu “quay” bộ trưởng, “cày xới” hỏi đi hỏi lại nhiều lần trách nhiệm cá nhân về vấn đề dư luận quan tâm đã làm không khí nghị trường “nóng” hơn, chất lượng các buổi chất vấn có “lửa” hơn. Kỳ họp này cũng không còn thấy điệp khúc “cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, cùng chịu trách nhiệm”. 

Có khuyết điểm thì nhận. Việc các bộ trưởng nhận trách nhiệm được cử tri hoan nghênh bởi tinh thần nghiêm túc, cầu thị, nhìn thẳng sự thật. Tuy nhiên, nếu chỉ chốt lại phiên chất vấn bằng nhận trách nhiệm không thôi thì chưa đủ, chưa thoả mãn mong muốn chính đáng của cử tri đó là các giải pháp, việc chỉ đạo thực hiện như thế nào để kỳ sau, không còn bộ trưởng nào phải nhận trách nhiệm.

Ai cũng biết trách nhiệm của các bộ trưởng là trách nhiệm chính trị và chế tài của nó là mức độ tín nhiệm của Quốc hội hoặc cử tri. Giá sử có quy định trong chất vấn mà bộ trưởng nhiều lần nhận trách nhiệm thì xem như trách nhiệm quản lý nhà nước của vị bộ trưởng đó không đạt và ngược lại thì kỳ chất vấn sau, chắc chắn sẽ ít bộ trưởng xin nhận trách nhiệm hơn.

Bảo Châu

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...