Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 35 °C / 27 - 35 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Tài và giỏi

Cập nhật: 07:00 ngày 13/08/2017
(BGĐT) - Học một lèo hết chương trình THPT rồi thi đỗ đại học. Lại học một lèo năm, bảy năm đỗ cả đại học, cả thạc sĩ vậy là xong con đường học hành. Đường công danh rộng mở?

Người ta bàn:

- Sướng thật, nhà ấy con nào cũng học giỏi, đứa nào cũng có tài.

- Lại vào làm Nhà nước thôi, bao cấp trong nhung lụa.

- Giời ạ, mới đỗ ông Nghè, chưa nói lên điều gì. Giờ những thanh niên như thế đâu chả có, ngữ ấy không làm được gì đâu.

Đã có những trường đại học gọi nhập học cho năm đào tạo tới. Nhà nhà lại hoan hỉ tiễn con vào trường đại học. Dẫu sao con đường học lên vẫn hấp dẫn, nó đưa thanh niên vào con đường lao động có đào tạo nghề nghiệp, có lý thuyết và ít nhiều thực tế. Thật đáng trân trọng, đó là bước khởi đầu tốt đẹp cho cả cá nhân và gia đình.

Ngoài xã hội, trong cơ quan Nhà nước bao điều đặt ra cho giới trẻ khi cánh cửa cơ quan công quyền, biên chế nhà nước khép lại. Thủ khoa luôn đứng sau hàng loạt ưu tiên khác nếu có thi tuyển. Người ta lý sự thủ khoa chưa chắc đã làm được việc. Rồi thạc sĩ, tiến sĩ cũng sợ bị chê chả có thực tế nên giấu bằng khi đi xin việc. Vàng đâu, thau đâu khi các bạn trẻ học hành đỗ đạt tử tế bước vào đời khó khăn như vậy? Người tài và người nhà? Hậu duệ, quan hệ và tiền tệ có không khi giả vờ thi vào công chức? Tất cả như bước rào cản ngăn đường khi nhiều thanh niên có học tử tế.

Sao có chuyện đảo lộn khái niệm như thế? Trước hết hãy nói về nhà trường. Áp dụng phương pháp STEM - học sinh là trung tâm, mới ở bậc THCS sau vài tiết học, các cháu đã chế được thiết bị chống trộm bằng ánh sáng, lắp ráp đèn LED tự động tắt mở khi có người qua lại hay chăm tưới cây bằng điện thoại thông minh… Dạy và học thiết thực như thế học sinh có buồn ngủ trong lớp, tiếp thu bài một cách thụ động thầy đọc trò chép như bấy nay? Lên đại học, chúng ta trải qua chương trình dạy ngoại ngữ không thực tế đến nỗi đại học sâu hơn, mở rộng thêm chút kiến thức so với THPT, rồi THPT hơn THCS, tiểu học chút ít để rồi sau hơn cả chục năm học ngoại ngữ mà gặp khách nước ngoài không dám chào. Có cháu vào học đại học rồi thở phào tự hỏi không hiểu học toán như sin, cos, tg, cotg, lượng giác để làm gì mặc dù bài thi vẫn đạt 8,9 điểm như thường.

Bất ổn trong khái niệm, việc làm và sự đánh giá về người tài giỏi đang làm chân giá trị sự học tập, phấn đấu của lớp trẻ trong bước đường rèn luyện đã khó khăn, trắc trở càng thêm nhiều gập ghềnh, chông gai. Gỡ bằng cách nào khi chưa muộn?

Lan Hương

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...