Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 30 °C / 25 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Thiếu sách

Cập nhật: 07:54 ngày 27/08/2018
(BGĐT) - Có vẻ như nghịch lý khi năm học mới đã đến mà trẻ con đến trường học lại thiếu sách giáo khoa. Tuy nhiên, đó lại là sự thật và Bắc Giang cũng không phải ngoại lệ.

Theo lý giải của lãnh đạo Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam- đơn vị duy nhất in ấn và phát hành sách trên toàn quốc, nguyên nhân “cháy” sách giáo khoa do số lượng học sinh khối đầu cấp tăng đột biến ở một số tỉnh, thành phố lớn và thông tin sắp thay sách giáo khoa mới nên công ty Sách- Thiết bị trường học các địa phương đặt ít để tránh tồn kho.

Lý do này xem ra chưa thuyết phục lắm vì ngoài học sinh đầu cấp là lớp 1 có tăng, còn lại lớp 6 và lớp 10 cứ danh sách cũ mà tính, hoàn toàn chủ động được. Trong khi việc in ấn hiện nay khá dễ dàng, nếu như không độc quyền giao cho một nhà xuất bản như Nhà Xuất bản Giáo dục hiện nay.

Từ câu chuyện thiếu sách giáo khoa, nhiều người băn khoăn cả việc quá lãng phí tiền bạc in ấn và mua sách bởi đa phần sách giáo khoa chỉ sử dụng một lần, dùng xong là bỏ đi. Nguyên nhân của việc này là do không biết có chủ đích hay không mà cuốn sách nào cũng có phần bài tập, viết hoặc điền vào ô trống, trắc nghiệm đúng sai, A- B ngay tại đó khiến học sinh năm sau không thể dùng lại sách của năm trước…

Thống kê sơ bộ, mỗi năm, Nhà Xuất bản Giáo dục phát hành khoảng 100 triệu cuốn sách giáo khoa. Nếu tính giá trung bình khoảng 10.000 đồng/cuốn, phụ huynh cả nước sẽ phải tiêu tốn 1.000 tỷ đồng mỗi năm cho việc mua sách giáo khoa, chưa kể rất nhiều các loại sách tham khảo, nâng cao khác. Như vậy, hằng năm cứ đến mùa tựu trường, các gia đình Việt Nam phải chi 1.000 tỷ đồng mua sách giáo khoa mới và cũng “vứt đi” khoảng 1.000 tỷ đồng nữa cho đống sách cũ, không được tái sử dụng. Với 12 năm học phổ thông, để đến khi cầm được tấm bằng tốt nghiệp THPT, ước tính các gia đình Việt Nam phải tiêu tốn khoảng 12 nghìn tỷ đồng cho việc mua sách. Một sự lãng phí kinh khủng!

Thiếu sách giáo khoa khi năm học mới đến gần và rồi dùng xong, cuối năm lại vứt xó, không thể tái sử dụng được. Trong khi trước đây, sách giáo khoa rất ít khi điều chỉnh, phụ huynh không phải tốn tiền mua sách cho con vì được mượn từ thư viện hoặc có thể dùng lại của lớp trước. Hơn nữa, việc tái sử dụng sách cũ giúp các em ngay từ nhỏ đã biết tiết kiệm, giữ gìn sách vở cẩn thận và quan trọng, giảm đáng kể nguồn chi phí cho các gia đình đầu năm học mới.

Báo chí nói về chuyện thiếu sách này là độc quyền và lãng phí, có lẽ không sai.

Hương Thu

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...