Thứ tư, 17/04/2024
Bắc giang 25 °C / 25 - 31 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Theo dòng sự kiện
icon
0.5 1.0 1.5
Chia sẻ:

Công khai, minh bạch trong sắp xếp bộ máy

Cập nhật: 10:16 ngày 07/09/2018
(BGĐT)- Hiện nay toàn tỉnh Bắc Giang đang khẩn trương tiến hành đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. 

Tuy nhiên, sắp xếp, tinh giản biên chế thường có tâm tư, do vậy cần làm tốt công tác tuyên truyền và bảo đảm công khai, minh bạch trong thực hiện nhiệm vụ này.

Một trong những nội dung trong kế hoạch của tỉnh đặt ra là thực hiện sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhất là cơ cấu tổ chức bộ máy bên trong các sở, ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở. Sắp xếp lại số lượng cấp phó nhiều hơn so với quy định trong thời hạn tối đa 3 năm kể từ ngày sáp nhập, hợp nhất. Thực hiện nghiêm việc đánh giá 6 tháng, 1 năm và phân loại cán bộ, công chức, viên chức hằng năm theo quy định hiện hành, kiên quyết đưa ra khỏi biên chế những cán bộ, công chức, viên chức không đủ tiêu chuẩn.

Như vậy, trong quá trình sáp nhập các phòng, ban, cơ quan, trường học một số vị trí trưởng phòng, giám đốc, hiệu trưởng… có thể chuyển sang giữ vị trí phó, nhiều cán bộ, công chức, viên chức phải thay đổi vị trí việc làm. Tâm tư sẽ nảy sinh từ đây.

Ví dụ huyện Việt Yên đang tiến hành sáp nhập một số trường mầm non, có 9 vị hiệu trưởng sẽ chuyển thành hiệu phó. Để tránh tiêu cực có thể xảy ra, huyện đã tổ chức hội nghị quán triệt trong toàn ngành với tinh thần bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch. Căn cứ vào hướng dẫn của cấp trên, vào thực tiễn hoạt động của ngành, huyện đã xây dựng các tiêu chí chấm điểm từng người có liên quan và công bố công khai. Như vậy ai có điểm cao hơn người đó làm hiệu trưởng. Trong sắp xếp ở các lĩnh vực khác cũng làm tương tự.

Có thể nhận thấy mấu chốt trong cách làm của Việt Yên là tiến hành một cách công khai, minh bạch, không có chuyện vì người này hạ người khác xuống. Từ đó tạo ra nếp nghĩ việc sắp xếp nhân sự hôm nay làm chức này, ngày mai làm chức khác cũng là chuyện bình thường, vì sự phát triển chung chứ không phải là kỷ luật mà là sắp xếp lại vị trí.

Cùng với kinh nghiệm của Việt Yên, nhiều ý kiến cho rằng, việc sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế là việc khó, ảnh hưởng trực tiếp tới nhiều cơ quan, đơn vị và nhiều cán bộ, đảng viên nên đòi hỏi phải làm thận trọng, nghiêm túc, quyết liệt nhưng không nóng vội, duy ý chí trong triển khai thực hiện.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên, cả hệ thống chính trị của tỉnh cần vào cuộc, trong đó đề cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu. Cần coi trọng hàng đầu là thường xuyên quan tâm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và thu hút những người có đức, có tài vào các cơ quan Đảng, chính quyền và tổ chức chính trị - xã hội, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; đồng thời, góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cũng như tiết kiệm, giảm chi thường xuyên ngân sách, cải cách chính sách tiền lương, tạo đà phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Bổ sung trường hợp tinh giản biên chế
(BGĐT) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số113/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế.
 
Biên chế công chức năm 2019 giảm 5.508 so với năm nay
So với năm 2018, tổng biên chế công chức của cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước, cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, công chức dự phòng và các hội có tính chất đặc thù năm 2019 sẽ giảm 5.508, còn 259.598 biên chế.
 
Thủ tướng ký phê duyệt tổng biên chế công chức năm 2019
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 1016/QĐ-TTg phê duyệt biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước của các cơ quan hành chính Nhà nước và biên chế của các hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước năm 2019. 
 
Bám sát hướng dẫn, tránh cào bằng trong tinh giản biên chế ngành y tế, giáo dục
(BGĐT) - Biên chế thuộc ngành y tế, giáo dục chiếm phần lớn trong tổng biên chế các đơn vị sự nghiệp của tỉnh Bắc Giang. Bài toán tinh giản đội ngũ đặt ra nhiều thách thức bởi hiện nay nhiều trường học đang thiếu giáo viên, nhiều cơ sở khám chữa bệnh (KCB) cũng chưa đủ bác sĩ.
 
Thừa biên chế
(BGĐT)-Báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2017 do Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày tại phiên họp thứ 23 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội dẫn số liệu khiến nhiều người giật mình, đó là qua kiểm toán năm 2017 phát hiện khu vực Nhà nước thừa 57.175 biên chế. Nhiều địa phương giao chỉ tiêu biên chế sự nghiệp giáo dục- đào tạo vượt định mức. Kiểm toán Nhà nước kiến nghị siết chặt công tác quản lý biên chế công chức, viên chức của các cơ quan.
 
Vướng quy định, tinh giản biên chế đạt thấp
(BGĐT) - Thực hiện Nghị quyết số 39 ngày 17-4-2015 của Bộ Chính trị, Nghị định số 108 ngày 20-11-2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế (gọi tắt là Nghị quyết 39, Nghị định 108), UBND tỉnh Bắc Giang đề ra mục tiêu đến năm 2021, mỗi cơ quan, đơn vị phải tinh giản tối thiểu 10% so với biên chế được giao năm 2015. Sau ba năm thực hiện, do nhiều đơn vị gặp khó nên kết quả còn khiêm tốn.
 
Tinh giản biên chế và yêu cầu dứt khoát của Chính phủ
Nghị quyết 01 của Chính phủ nêu rõ, trong năm 2018, phải giảm 1,7% biên chế công chức so với số giao năm 2015; giảm tối thiểu 2,5% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với số giao năm 2015.
 
Giao chỉ tiêu biên chế cho các cơ quan, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND huyện
(BGĐT)- UBND huyện Lục Nam vừa quyết định giao chỉ tiêu biên chế cho các cơ quan, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND huyện năm 2018.
 
Chỉ tinh giản biên chế mới có thể tăng lương cho cán bộ, công chức
Tinh giản biên chế để lấy tiền lương của hai người "ngồi chơi xơi nước" trả cho một người làm việc thực sự. Chắc chắn khi đó lương sẽ cao.
 

Trần Anh

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...