Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 31 °C / 25 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Nghề nghiệp thời 4.0

Cập nhật: 14:55 ngày 17/09/2018
(BGĐT)- Người xưa thường nói “sinh nghề tử nghiệp”, nghĩa là sống một đời thường phải cố gắng chọn cho mình một nghề nghiệp xứng đáng và dài lâu. Thế nhưng, với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) sẽ càng khó “sinh nghề tử nghiệp” bởi rất nhiều nghề có thể bị xóa bỏ. 

Tại diễn đàn “Tương lai nghề nghiệp ở ASEAN” mới đây, các chuyên gia dự báo rằng: Cuộc cách mạng 4.0 tập trung chủ yếu là số hóa, công nghệ rô – bốt và tự động hóa - xu hướng máy móc thay dần sức lao động của con người, do vậy rất nhiều nghề nghiệp sẽ bị thay thế. Trong đó, có nhiều nghề chiếm tỷ trọng lao động rất lớn ở  Việt Nam như dệt  may, giày da, xây dựng, hay những công việc thường dành cho nữ giới như công nhân lắp ráp trong nhà máy điện tử...

Với Bắc Giang, hiện có hàng chục nghìn lao động làm việc trong các doanh nghiệp may mặc, lắp ráp điện tử, xây dựng... ở các khu, cụm công nghiệp trong tỉnh và các tỉnh Bắc Ninh, Thái Nguyên… Theo dự báo trên, đây là số lao động có nguy cơ cao mất việc làm do hệ quả của 4.0. Số hóa và tự động hóa cũng được dự báo phát triển nhanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Vì thế, vấn đề lao động, việc làm của Bắc Giang không chỉ phải giải quyết nhu cầu việc làm mới hay việc làm thay thế cho những người đang làm việc cho khu vực công nghiệp, dịch vụ... mà còn phải tiếp tục chuyển đổi những người đang làm nông nghiệp sang làm công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều ngành nghề sẽ biến mất nhưng lại có những công việc mới ra đời. Trước xu thế máy móc tự động hóa thay thế con người, nguồn nhân lực phải trang bị kiến thức, kỹ năng phù hợp để đáp ứng yêu cầu công việc trong tình hình mới.

Từ vấn đề nêu trên, yêu cầu đặt ra là phải đào tạo lại để những người làm nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ học được các kỹ năng với mục tiêu không chỉ học nghề mới, mà còn phải tạo ra công việc cho riêng mình. Không chỉ phụ thuộc vào việc làm các doanh nghiệp tạo ra cho họ, mà họ phải tạo ra việc làm. Với người nông dân hiện nay cần làm thế nào để họ không chỉ canh tác, mà thông qua những công nghệ mới có thể tiếp cận với khách hàng ở trong và ngoài nước để bán sản phẩm của mình, làm các dịch vụ khác.Để tránh những tác động xấu và tranh thủ cơ hội từ cách mạng 4.0, vấn đề cấp bách với chính quyền và ngành chức năng là đẩy mạnh đổi mới giáo dục – đào tạo. Điều đáng lưu ý là công nghệ thông tin hiện nay cho phép học mà không cần đến lớp, không cần thầy. Theo đó khuyến khích người dân dùng máy tính, điện thoại thông minh để có thể học tập qua phương tiện này. Thay đổi để thích ứng trong môi trường nghề nghiệp mới cần sự nỗ lực của mỗi người, nhất là những người trung, cao tuổi.

Vận dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào thực tiễn
(BGĐT)- Sáng 10-8, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp tổ chức Hội thảo chuyên đề "Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH tỉnh Bắc Giang hiện nay".
 
Tân Yên: Tổ chức hội nghị trực tuyến về chuyên đề "Cách mạng Công nghiệp 4.0"
(BGĐT) - Huyện ủy Tân Yên vừa tổ chức hội nghị thông tin trực tuyến tới 24 xã thị trấn về chuyên đề Cách mạng 4.0 và ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất. 
 
Thủ tướng: Việt Nam không nằm ngoài cuộc chơi của Cách mạng công nghiệp 4.0
Công nghiệp 4.0 là một cuộc chơi mà mỗi quốc gia sẽ phải mặc định là một phần trong đó. Việt Nam cần nắm bắt cơ hội này để sớm bước lên “đoàn tàu” 4.0. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam thực hiện khát vọng phồn vinh.
 
Kỹ năng nghề tốt để nắm bắt thời cơ cách mạng công nghiệp 4.0
Tối 20-5, tại Hà Nội, đã diễn ra Lễ tổng kết và trao thưởng Kỳ thi Tay nghề Thế giới lần thứ 44 năm 2017 và Kỳ thi Tay nghề Quốc gia lần thứ X năm 2018.
 
Tổng Giám đốc Viettel: Với cách mạng công nghiệp 4.0, hãy làm trước rồi học sau
Người đứng đầu Tập đoàn Viettel khẳng định, nếu trước đây người ta học trước rồi mới làm thì nay chúng ta áp dụng sẽ phải làm trước rồi học sau.
 
Ứng dụng thành tựu mới của Cách mạng công nghiệp 4.0
(BGĐT) - Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) chủ trì, phối hợp Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ (HLKH&CN) Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) và các bộ, ngành, cơ quan liên quan tiếp tục đào tạo và nâng cao trình độ, chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực trình độ cao; nắm bắt và nghiên cứu, ứng dụng những xu hướng và thành tựu mới của Cách mạng công nghiệp 4.0.
 
Tiến sĩ Lê Thẩm Dương: 4 vấn đề "sinh tồn" của bạn trẻ trong Cách mạng công nghiệp 4.0
Rất nhiều bạn trẻ còn mù mờ “Cách mạng công nghiệp 4.0 là gì”, làm sao tìm được việc, hay khởi nghiệp thành công trong thời đại này? Tiến sĩ (TS) kinh tế Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Tài Chính, Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh đã giải đáp tất cả những câu hỏi này và đưa ra cách giải quyết gồm 4 vấn đề.
 

Trần Anh

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...