Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 25 °C / 25 - 33 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Cuộc chiến với rác thải nhựa

Cập nhật: 15:05 ngày 05/12/2018
(BGĐT) - Xu hướng loại bỏ túi nylon được cho là tất yếu nhưng tại sao câu chuyện này lại đang nóng lên hơn bao giờ hết? Thống kê của Liên Hợp quốc cho biết, khoảng 5.000 tỷ túi nylon đã được sử dụng mỗi năm trên thế giới và có tới 13 triệu tấn nhựa được thải ra đại dương khiến môi trường bị tổn hại nghiêm trọng. Đã đến lúc, chúng ta cần bảo vệ môi trường biển cũng như bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.

Cách đây vài hôm, Đài Truyền hình Việt Nam đưa tin tại Indonesia, người dân phát hiện xác một chú cá voi dạt vào bờ biển, trong bụng chứa hơn 6 kg nhựa. Có lẽ không chỉ riêng chú cá voi xấu số này ăn phải nhựa và bị chết mà rất nhiều đoạn video, hình ảnh về những chú chim, rùa, cá biển ăn hay mắc phải rác thải nhựa. Thậm chí, một nghiên cứu mới đây còn dự báo, đến năm 2050, khối lượng rác thải nhựa trong đại dương còn nặng hơn cả khối lượng cá.

Cá ăn túi nylon, các phân tử độc hại từ túi nhựa sau đó lại bị các loại cá hấp thụ và chuyển tới con người qua đường thực phẩm. Như vậy, chính con người lại là nạn nhân ăn phải những chất độc hại từ túi nylon do mình thải ra môi trường.

Trông bề ngoài mỏng manh nhưng một chiếc túi nylon có thể mất tới 500 năm để phân hủy. Một vỏ chai nước lọc hằng ngày chúng ta uống, một ống hút nước các bạn trẻ hay sử dụng… đều mất tới hàng trăm năm để có thể phân hủy. Tuổi thọ của rác thải nhựa dù được chôn lấp hay đẩy ra biển cũng đều khiến thế hệ mai sau phải gánh chịu, nếu không ngay từ bây giờ, mỗi người không thay đổi thói quen sinh hoạt của mình.

Nhiều tổ chức và quốc gia trên thế giới đã có những động thái tích cực trong cuộc chiến chống lại rác thải nhựa. Một số nước châu Âu, châu Mỹ thông qua lệnh cấm túi nylon sử dụng một lần; ở châu Á, Nhật Bản ban hành riêng một luật về rác thải…

Trong khi chờ đợi các động thái mạnh tầm vĩ mô, ở tầm vi mô, mỗi người đều có thể chung tay và góp sức đắc lực với cuộc chiến này. Đơn giản chúng ta thay vì sử dụng những loại chai nước, túi nylon, ống hút hay ly nước dùng một lần thì có thể tái sử dụng hoặc thay thế bằng các chất liệu khác. 

Đơn giản hơn mà ai cũng có thể thực hiện được, đó là phân loại và thu gom rác nhựa để bán cho người thu mua phế liệu, thay vì vứt chung vào thùng rác. Thiết thực hơn nữa, đó chính là việc ủng hộ những mặt hàng sử dụng nhựa tái chế; từ chối sử dụng túi nylon khi có thể và dùng một túi lớn để đựng, thay vì nhiều túi nhỏ…

Hãy bắt đầu bằng việc đơn giản nhất, tiến tới “nói không với túi nylon” chính là cách để chúng ta bảo vệ môi trường sống của chính mình và con cháu mai sau.

1.000 đoàn viên, thanh niên bảo vệ môi trường biển
Tỉnh đoàn Bình Định tổ chức 8 đội thanh niên tình nguyện tổ chức các hoạt động tuyên truyền, ra quân làm sạch bãi biển để xây dựng ý thức của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường biển.
 
Giám sát, xử lý nghiêm vi phạm về môi trường
(BGĐT) - Giai đoạn 2016-2020, TP Bắc Giang lựa chọn nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng đô thị văn minh - sáng - xanh - sạch - đẹp. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng để TP trở thành đô thị loại 1 vào năm 2020.
 
Giảm thiểu túi ni-lông
(BGĐT) - Hôm nay (5-6) là Ngày Môi trường thế giới. Với chủ đề “Giải quyết ô nhiễm nhựa và ni-lông”, chiến dịch kêu gọi người dân cùng cộng đồng sống có trách nhiệm, hành động vì môi trường trong sạch, tiến tới giảm thiểu và loại bỏ túi ni-lông.
 
Hạn chế rác thải ni-lông trong sinh hoạt
(BGĐT) - Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Sơn Động (tỉnh Bắc Giang) vừa phát tặng 1.750 làn nhựa cho hội viên phụ nữ để dùng cho việc đi chợ hằng ngày.
 

Hương Chu

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...