Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 32 °C / 25 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Trường học hạnh phúc

Cập nhật: 16:01 ngày 19/12/2018
(BGĐT) - Có rất nhiều khẩu hiệu treo ở các trường học nhưng giờ người ta hay nhắc đến khẩu hiệu mà ai cũng mong muốn, đó là “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Trường học giờ đây không chỉ còn là nơi truyền dạy kiến thức mà làm sao phải thật hạnh phúc, cả thầy và trò đều muốn đến trường và hạnh phúc khi đến trường.

Tôi có một cô bạn làm giáo viên, có lần cô bảo muốn bỏ nghề vì nghề giáo có quá nhiều áp lực. Áp lực về chỉ tiêu thi đua, về sổ sách, họp hành, dự giờ. Cùng đó là áp lực từ chính học sinh, phụ huynh. Sẽ xử lý ra sao nếu học sinh nghịch ngợm, không làm bài tập, học không tập trung, mất trật tự; trong khi chỉ cần “động” đến các em thôi là phụ huynh sẵn sàng chất vấn nhà trường, đổ lỗi cho giáo viên và bênh vực con em mình…

Nếu theo cách giáo dục cũ, giáo viên sẽ mắng mỏ, “trừng phạt” học sinh bằng xếp loại hạnh kiểm hay điểm số nhưng cách làm này cơ bản không hiệu quả. Nhiều thầy cô, trong đó có bạn tôi chọn cách lắng nghe các em, cho các em được trình bày cảm xúc, lý do của mình. Mỗi buổi lên lớp, các cô sẽ cố gắng “cất” hết những bực dọc, lo toan đời thường ngoài cửa, lên lớp với tâm thế vui vẻ, thoải mái và cười thật nhiều.

Có lẽ không dễ để ngay lập tức làm được các điều này song với cách làm này, chính thầy, cô giáo đã tạo cho mình sự thoải mái, tươi vui và thực sự làm chủ cảm xúc theo hướng tích cực. Và như thế, đương nhiên giáo viên mới hạnh phúc và truyền cảm hứng đó đến học sinh.

Một buổi tọa đàm mới đây của ngành giáo dục bàn về hành động vì hạnh phúc học sinh; trong đó có đại biểu chỉ ra 6 nguyên nhân khiến học sinh không hạnh phúc khi đến trường mà chủ yếu nằm ở giáo viên. Thứ nhất là năng lực người thầy yếu, không truyền đạt được kiến thức khiến học sinh ủ rũ; thứ 2 là người thầy không yêu nghề; thứ 3, người thầy thiếu cái tâm cái tình; thứ 4, người thầy thường xuyên mắng mỏ học sinh; thứ 5 là thầy yếu vi tính, yếu ngoại ngữ và thứ 6 là thiếu cập nhật thông tin thời đại để trong lúc truyền đạt, gây hứng thú cho học sinh”.

Nghề giáo quả thực là một nghề đặc biệt và cao cả, được ví như nghề “trồng người”. Mỗi thầy cô ngoài năng lực thì khi đã chọn nghề, rất cần mang trong mình sự yêu thương và tôn trọng học sinh, coi các em như con em mình mới mong tìm được niềm vui, hạnh phúc với nghề. Và khi thầy cô hạnh phúc, đương nhiên trò mới hạnh phúc và giấc mơ có trường học hạnh phúc mới không xa vời.

Triển khai quy tắc ứng xử trong trường học: Lấy cái đẹp dẹp cái xấu
(BGĐT) - Năm học này, một trong những nhiệm vụ quan trọng ở các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Bắc Giang là xây dựng, thực hiện Bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học (gọi tắt là bộ quy tắc ứng xử). Các quy định cụ thể về những điều nên, không nên làm trong bộ quy tắc là căn cứ để cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh cùng xây dựng môi trường học tập lành mạnh, an toàn. 
 
Phát hiện rau sâu, thối, thực phẩm không bảo đảm vào bếp ăn trường học
Phụ huynh Trường Mầm non Đồn Xá (Bình Lục, Hà Nam) phát hiện thực phẩm trong bếp ăn của nhà trường có dấu hiệu thối, không tươi ngon, mất vệ sinh.
 
Hơn 30% nhà vệ sinh ở trường học bẩn, không bảo đảm
Qua kết quả khảo sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), tính đến tháng 8-2018, cả nước có 90.451 nhà vệ sinh học sinh trong trường học nhưng chỉ có hơn 67% trong số này có thể sử dụng tốt.
 
100% các trường học sẽ phải có bộ quy tắc ứng xử
Từ nay đến năm 2020, 100% nhà trường phải xây dựng và thực hiện bộ quy tắc ứng xử, quy định những việc nên làm và không nên làm trong mối quan hệ ứng xử của các chủ thể trong nhà trường.
 

Bảo Châu

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...