Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 24 °C / 24 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Cao điểm chống gian lận thương mại

Cập nhật: 09:16 ngày 10/01/2019
(BGĐT) - Giáp tỉnh biên giới Lạng Sơn, gần các tỉnh, thành phố có thị trường sôi động như: Hà Nội, Quảng Ninh, Bắc Ninh, là vùng sản xuất nông nghiệp lớn…, Bắc Giang được xác định là địa bàn trọng điểm phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại.

Nhìn lại công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại trong năm qua cho thấy những nỗ lực của các ngành thành viên Ban Chỉ đạo 389 tỉnh và các huyện, thành phố đã chủ động phối hợp, phát hiện, xử lý hơn 2.600 vụ, thu nộp ngân sách nhà nước hơn 120 tỷ đồng.

Qua đấu tranh cho thấy, phương thức, thủ đoạn của các đối tượng vi phạm ngày càng tinh vi, đó là: Lợi dụng hóa đơn để hợp thức hóa hàng nhập lậu. Trà trộn hàng hóa có giá trị cao vào hàng hóa thông thường. Cải tạo, gia cố thành, thùng xe chở khách để giấu hàng. Thường xuyên thay đổi biển kiểm soát xe vận chuyển hàng từ biên giới về Hà Nội.

Ngoài ra còn phương thức, thủ đoạn mới là thành lập doanh nghiệp mở tờ khai nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu. Khi doanh nghiệp bị phát hiện sai phạm thì giải thể và thành lập doanh nghiệp mới để tiếp tục vi phạm. Tình trạng chuyển giá, gian lận thuế ở một số doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng diễn biến phức tạp, trong năm cơ quan chức năng đã phát hiện, truy thu số tiền hơn 50 tỷ đồng.

Hệ lụy của việc buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng ảnh hưởng đến những doanh nghiệp làm ăn chân chính, quyền lợi của người tiêu dùng. Nhất là các mặt hàng như mỹ phẩm, thực phẩm chức năng gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe con người. Còn những mặt hàng như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng thì gây thiệt hại lớn cho sản xuất.

Dự báo tình hình buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng tiếp tục diễn biến phức tạp, nhất là dịp trước, trong và sau Tết Kỷ Hợi. Do vậy, trước hết công tác tuyên truyền cần được đẩy mạnh, phản ánh kịp thời những hành vi buôn lậu, gian lận thương mại để người tiêu dùng cảnh giác, dư luận tẩy chay các đối tượng sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Việc kiểm soát cả trên khâu lưu thông và thị trường nội địa cần được tăng cường. Nhất là các mặt hàng như mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, xăng dầu và các loại hàng hóa thiết yếu khác phục vụ sản xuất và đời sống.

Chỉ đạo về công tác này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Dương Văn Thái yêu cầu các ngành, địa phương triển khai ngay đợt cao điểm đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại trong dịp Tết. Trong năm 2019, cần có kế hoạch đấu tranh mạnh mẽ hơn, có trọng tâm, trọng điểm, có chuyên đề. Không để xảy ra điểm nóng và tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại hoạt động có tổ chức trên địa bàn tỉnh. Tất cả các lực lượng trong Ban Chỉ đạo 389 cấp tỉnh, cấp huyện cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ vững kỷ cương, kỷ luật để công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại đạt hiệu quả cao hơn.

Giảm dùng tiền mặt
(BGĐT) - Việc giảm dần sử dụng tiền mặt là điều cần làm và đem lại nhiều lợi ích. Song thách thức của vấn đề này không chỉ từ cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin mà còn từ rào cản do thói quen dùng tiền mặt của người tiêu dùng đã rất lâu đời.
 
Khó, dễ nghề nông
(BGĐT) - “Phi nông bất ổn”, những năm qua, nông nghiệp luôn khẳng định là trụ cột của nền kinh tế. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, nông nghiệp đang đứng trước nhiều thách thức lớn, cần chủ động thực hiện các giải pháp đồng bộ để vượt qua.
 
Không để ai đói cơm, nhạt muối
(BGĐT) - Tại hội nghị triển khai thực hiện nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 của Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý các ngành, địa phương quan tâm bảo đảm các điều kiện để nhân dân đón xuân, vui Tết an toàn, lành mạnh, đặc biệt chăm lo Tết cho người nghèo, không để ai đói cơm, nhạt muối.
 

Trần Anh

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...