Thứ tư, 17/04/2024
Bắc giang 26 °C / 25 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Theo dòng sự kiện
icon
0.5 1.0 1.5
Chia sẻ:

Tránh lãng phí trong dịp Tết

Cập nhật: 09:14 ngày 11/01/2019
(BGĐT) - Quan niệm của nhiều người ăn Tết, chơi Tết phải mâm cao cỗ đầy, phải “chơi sang”, xả láng dẫn đến nhiều cách ăn Tết rất phô trương, lãng phí, thậm chí gây những hệ lụy xấu cho xã hội. 

Tết Nguyên đán là dịp nghỉ lễ dài nhất trong năm. Mọi người tạm gác công việc chính để dành thời gian sum họp gia đình. Đây là khoảng thời gian được xem là vui nhất, nhộn nhịp nhất, ấm áp và ý nghĩa nhất của cả một năm.

Với tâm lý của người Việt ta từ xưa đến nay thường cho rằng cả năm mới có một ngày Tết nên việc chi tiêu, sắm sửa cũng thoáng hơn những ngày khác trong năm.

Trên mạng xã hội đã rục rịch cuộc đua săn hàng độc lạ, giá đắt đỏ như cây cảnh, món ăn đặc sản, rượu, bia, bánh kẹo ngoại… thể hiện gia đình “có điều kiện”, có thứ giá cao hàng trăm triệu đồng.

Những Tết trước, có gia đình chỉ ở mức thu nhập trung bình nhưng cũng mạnh tay chi đậm mua sắm Tết. Tâm lý “kém miếng khó chịu”, “con gà tức nhau tiếng gáy”, cho nên có người thu nhập mỗi tháng chỉ vài triệu đồng, nhưng cũng mua sắm cây, hoa và nhiều đồ trang trí mấy ngày Tết lên đến cả chục triệu đồng.

Thả ga mạnh tay hơn có lẽ là mấy bà nội trợ sắm Tết kiểu “thích thì mua thôi”, cho nên hàng hóa mua về chất đống, vượt quá nhu cầu tiêu dùng của gia đình. Rất nhiều gia đình dù nhu cầu ăn uống ngày Tết không nhiều nhưng các loại thực phẩm tích trữ cho vài ngày Tết vẫn xếp đầy tủ lạnh.

Thực tế cho thấy, với khá nhiều gia đình ở cả đô thị và nông thôn, việc chi tiêu cho ngày Tết tốn kém nhưng giá trị sử dụng lại ít hiệu quả. Việc bảo quản không bảo đảm an toàn thực phẩm. Và sau mấy ngày Tết, nhiều thứ phải đổ đi một cách “không thương tiếc”.

Ngoài việc lãng phí mua sắm cho ăn uống và trang trí thì lãng phí về cúng bái cũng rất lớn. Nhiều nhà cúng dâng sao giải hạn, lễ tạ mồ mả, đốt vàng mã tốn kém không ít.

Một vấn đề lãng phí tiền bạc và còn gây nhiều hệ quả xấu cho xã hội đã được nói nhiều là tiêu dùng bia, rượu trong dịp Tết. Hầu như mọi nhà đều biết tác hại rượu bia đến sức khỏe con người, nhiều trường hợp sử dụng rượu, bia dẫn đến xô xát, đánh chửi nhau, gây tai nạn giao thông. Nhưng mỗi năm qua đi, mỗi khi Tết đến lượng tiêu thụ rượu, bia kỳ lạ thay vẫn tăng mạnh.

Việc lãng phí mua sắm trong dịp Tết còn gây hệ lụy là tạo khan hiếm về hàng hóa dẫn đến sốt giá và nhân cơ hội ấy một số doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh tăng giá vô tội vạ để kiếm lời. Do mua sắm quá đà nhiều gia đình sau Tết phải mang nợ nần, vợ chồng sinh ra cãi cọ, bất hòa, mất vui.

Hưởng ứng Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh về chăm lo Tết Kỷ Hợi với phương châm “Đoàn kết, vui tươi, phấn khởi, an toàn, tiết kiệm”, vấn đề tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về tránh lãng phí trong dịp Tết của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp và các phương tiện truyền thông cần được quan tâm nhiều hơn nữa.

Cao điểm chống gian lận thương mại
(BGĐT) - Giáp tỉnh biên giới Lạng Sơn, gần các tỉnh, thành phố có thị trường sôi động như: Hà Nội, Quảng Ninh, Bắc Ninh, là vùng sản xuất nông nghiệp lớn…, Bắc Giang được xác định là địa bàn trọng điểm phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại.
 
Giảm dùng tiền mặt
(BGĐT) - Việc giảm dần sử dụng tiền mặt là điều cần làm và đem lại nhiều lợi ích. Song thách thức của vấn đề này không chỉ từ cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin mà còn từ rào cản do thói quen dùng tiền mặt của người tiêu dùng đã rất lâu đời.
 
Khó, dễ nghề nông
(BGĐT) - “Phi nông bất ổn”, những năm qua, nông nghiệp luôn khẳng định là trụ cột của nền kinh tế. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, nông nghiệp đang đứng trước nhiều thách thức lớn, cần chủ động thực hiện các giải pháp đồng bộ để vượt qua.
 

Trần Anh

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...