Thứ năm, 18/04/2024
Bắc giang 32 °C / 25 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Thưởng Tết, doanh nghiệp,

Cập nhật: 13:44 ngày 18/01/2019
(BGĐT) - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa công bố báo cáo tổng hợp về tình hình thưởng Tết của hơn 25 nghìn doanh nghiệp trên cả nước cho hơn 3,3 triệu lao động. Theo đó, mức thưởng Tết Nguyên đán năm nay được cho là tăng cao so với năm trước.

Cụ thể: Mức thưởng của Tết Nguyên đán Kỷ Hợi bình quân bằng khoảng 1 tháng lương, tương đương 6,310 triệu đồng/người, tăng 11,4% so với năm 2018 (5,527 triệu đồng/người). Tăng cao nhất thuộc về khối doanh nghiệp dân doanh 6,445 triệu đồng/người (năm 2018 là 5,089 triệu đồng/người). 

Kế đến là nhóm Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ với mức thưởng 5,789 triệu đồng/người (năm trước 5,021 triệu đồng/người)… Một số tỉnh TP như Hà Nội, Bắc Ninh… cũng công bố mức thưởng Tết. Hà Nội thưởng cao nhất gần 400 triệu đồng, Bắc Ninh 350 triệu đồng song ngược lại, mức thấp nhất lần lượt là 300 nghìn đồng và 50 nghìn đồng.

Có người thắc mắc, tại sao cùng là doanh nghiệp nhưng nơi thưởng nhiều, nơi thưởng ít và liệu doanh nghiệp có phải bắt buộc thưởng Tết cho người lao động? Theo Bộ luật Lao động hiện hành thì tiền thưởngTết không mang tính bắt buộc mà phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, dựa trên thỏa ước lao động tập thể hoặc hợp đồng lao động.

Thực tế nếu một doanh nghiệp làm ăn ổn định, phát triển, không “dại” gì họ không thưởng Tết cho người lao động. Đó vừa là sự tri ân, tạo động lực để người lao động gắn bó hơn với doanh nghiệp, vừa là nét văn hóa của người Việt, nhớ đến nhau mỗi dịp Tết đến Xuân về.

Về phía người lao động, đi làm cả năm, họ “trông” vào cái Tết, háo hức chờ đợi khoản tiền thưởng mà mình đáng được hưởng sau năm dài phấn đấu. Tuy nhiên, đôi khi sự không minh bạch trong chi thưởng cũng như những món quà thưởng Tết không đâu vào đâu, kiểu như bằng sản phẩm của doanh nghiệp như hàng tá quần đùi, áo may ô hay “ăn trừ” mắm muối, dầu ăn, thậm chí cả gạch ngói, hương nhang… khiến người lao động ngán ngẩm, bức xúc.

Chưa tới Tết nhưng nhiều doanh nghiệp đã lo Tết ra thiếu công nhân. Công nhân thì ngó nghiêng xem doanh nghiệp đối xử với mình như thế nào để nếu không ổn là “nhảy việc”, tìm chỗ làm mới. Vậy chi bằng, cả hai bên gặp nhau, thưởng Tết xứng đáng, công khai, minh bạch và thỏa đáng cho người lao động để ra Giêng không còn cảnh đình công, chủ lao động “đỏ mắt” chờ người làm; người làm tất tả đi tìm chỗ mới. Và cao hơn nữa, đó còn là cái tình, nét văn hóa ứng xử với nhau.

Hương Thu

Một nhân viên ở Hải Dương được thưởng Tết 900 triệu đồng
Theo thông tin công bố của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương, mức thưởng Tết cao nhất năm 2019 trên địa bàn của tỉnh này thuộc về công ty nhựa với mức tiền 900 triệu đồng cho một nhân viên.
 
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...