Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 34 °C / 25 - 34 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Không chỉ là “bé cái nhầm”...

Cập nhật: 09:13 ngày 23/04/2019
(BGĐT)- Nhiều người đang tùy tiện đăng ảnh của tổ chức, cá nhân lên mạng xã hội hoặc trên các phương tiện truyền thông không chỉ dẫn đến chuyện “bé cái nhầm” gây hệ lụy xấu mà trong nhiều trường hợp còn vi phạm pháp luật.

Mới đây, Webtretho là trang mạng xã hội do một tổ chức ở TP Hồ Chí Minh quản lý đã nhầm lẫn tai hại khi đăng hình cô giáo Dương Thị Hoa (TP Vũng Tàu) khóc em trai mình là liệt sĩ Dương Văn Bắc hy sinh ở nhà giàn DK1 để minh họa cho các bài viết về người mẹ có con gái bị xâm hại và một bài báo về người mẹ có con gái 14 tuổi theo trai yêu đương nhăng nhít rồi nhảy cầu tự tử đã khiến chị Hoa và gia đình cũng như nhiều độc giả bức xúc.

Phát hiện sự việc trên, chị Hoa đứng ngồi không yên nhưng rất khó khăn để liên hệ với người quản lý trang và chỉ đến khi có nhà báo lên tiếng thì họ mới gỡ hình chị Hoa xuống.

Được biết, hôm qua (22-4), Sở Thông tin - Truyền thông TP Hồ Chí Minh đã lập biên bản để xử phạt đối với trang Webtretho.

Cũng trong mấy ngày qua, trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh một số người dân ở Đà Nẵng dán hình nghi phạm dâm ô trẻ em Nguyễn Hữu Linh, nguyên Phó viện trưởng Viện kiểm sát TP Đà Nẵng lên xe ô tô cùng dòng chữ “Thành phố đáng sống phải nhốt sạch ấu dâm” để gây sức ép, buộc đối tượng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Theo ý kiến của chuyên gia pháp luật, việc “bêu” ông Linh như vậy là hành động thái quá; mặt khác, trong khi ông Linh chưa bị tòa ra phán quyết có tội thì ông ấy vẫn có đủ quyền công dân, do vậy việc sử dụng ảnh như vậy cũng là vi phạm quy định pháp luật.

Có thể thấy, từ sự phát triển “bùng nổ” của các trang mạng xã hội, nhiều cá nhân, tổ chức bị sử dụng hình ảnh vào mục đích khác nhau như để câu like, để quảng cáo, bán hàng, hoặc a dua, thấy “thích thì đăng thôi”... Việc đăng tải không có kiểm chứng dẫn đến nhầm lẫn, gây dở khóc, dở cười, ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của cá nhân, tổ chức. Nhiều người là nạn nhân của tình trạng này đã phải mất nhiều thời gian, công sức để khiếu kiện, đòi lại danh dự nhưng “được vạ thì má sưng”.

Điều 66 Nghị định 174/2013 (về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện) quy định phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng với hành vi thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật; Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.

Còn Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình và việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.

Từ sự việc “bé cái nhầm” của Webtretho là lời cảnh báo cho những ai còn tùy tiện sử dụng hình ảnh của người khác đăng lên mạng xã hội. Hiện, các quy định pháp luật về sử dụng thông tin, hình ảnh của tổ chức, cá nhân đã rõ ràng, rất mong cơ quan chức năng xử lý thật nghiêm các trường hợp vi phạm để ngăn chặn hiệu quả tình trạng này.

Xử phạt người đăng tin “khống” về thịt lợn nhiễm sán trên mạng xã hội
Đăng tải hình ảnh kèm thông tin sai sự thật về thịt lợn nhiễm sán trên tài khoản facebook cá nhân, một người trú tại huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, bị cơ quan chức năng xử phạt 10 triệu đồng.
 
Kỷ luật khai trừ khỏi Đảng đối với ông Trần Đức Anh Sơn vì viết, đăng bài sai sự thật trên mạng xã hội
Ngày 8-3, Văn phòng Thành ủy Đà Nẵng cho biết, Ban Thường vụ Thành ủy vừa quyết định kỷ luật ông Trần Đức Anh Sơn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội TP Đà Nẵng với hình thức khai trừ khỏi Đảng vì vi phạm trong việc viết, đăng bài sai sự thật trên mạng xã hội.
 
Lừa bán điện thoại qua mạng xã hội, chiếm đoạt gần 300 triệu đồng
Tại cơ quan Công an, đối tượng khai nhận đã thực hiện trót lọt 12 vụ lừa đảo tại 12 tỉnh, thành, chiếm đoạt tổng số tiền 272 triệu đồng.
 
Tạm giữ hình sự đối tượng dùng mạng xã hội nhắn tin đe dọa tống tiền
Ngày 15-2, UBND huyện Cô Tô (Quảng Ninh) đã khen thưởng đột xuất tập thể, cán bộ, chiến sĩ Công an huyện vì đã có thành tích xuất sắc trong điều tra, phá án vụ “Cưỡng đoạt tài sản” xảy ra tại địa phương.
 
Chuẩn mực, trách nhiệm trên mạng xã hội
(BGĐT) - Từ 1-1-2019, Bộ quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo có hiệu lực. Nội dung Bộ quy tắc này nhằm cụ thể hóa Điều 5 trong 10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam.
 
Công bố Quy tắc sử dụng Mạng xã hội của người làm báo Việt Nam
Chiều 25-12, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam chính thức công bố Quy tắc sử dụng Mạng xã hội của người làm báo Việt Nam.
 
Xây dựng Bộ quy tắc để mọi người ứng xử có văn hóa, trách nhiệm trên mạng xã hội
Việc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội là cần thiết để phát huy mặt tích cực, hạn chế tiêu cực mà mạng xã hội mang lại. Điều này sẽ tạo “thông lệ” tốt, giúp mọi người ứng xử có văn hóa, trách nhiệm trên môi trường số.
 

Trần Anh 

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...