Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 26 °C / 25 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Không để “té nước theo mưa”

Cập nhật: 08:09 ngày 15/05/2019
(BGĐT) - Trên facebook cá nhân, một đồng nghiệp của chúng tôi chia sẻ: “Tăng giá xăng dầu, ai lợi? Vé xe đồng loạt lên giá. Nhà xe chi thêm 20 nghìn đồng mua 20 lít dầu nhưng thu của khách 1 triệu đồng?! Sao giá vẫn được duyệt?”. Chủ đề tăng giá điện, giá xăng dầu có lẽ “nóng” nhất mạng xã hội mấy ngày qua nhưng trên thực tế, nó còn “nóng” hơn.

Đồng ý là sau khi điện và xăng dầu tăng giá, việc tăng giá hàng hóa là không tránh khỏi bởi hai mặt hàng này là đầu vào thiết yếu của nhiều ngành nên dễ gây ra tác động dây chuyền. Tuy nhiên, tăng như thế nào, tăng bao nhiêu lại là vấn đề khác.

Ra chợ, mặt hàng đơn giản và thiết yếu nhất là rau củ quả, thịt cá đã bắt đầu tăng giá, bình quân từ 10% trở lên. Một mớ rau muống ngày thường mua khoảng 3.000 đồng giờ tăng lên 4.000 đồng. Bắp cải, dưa chuột, cà rốt… đều tăng, mỗi cân khoảng 2- 3.000 đồng so với trước. 

Các chị tiểu thương lý giải, vì giá xăng lên cao, chi phí vận chuyển đi lấy hàng tăng; giá điện tăng khiến quầy hàng phải chi trả thêm tiền điện. Hỏi nếu tính thực tế, giá điện, xăng phải trả thêm là bao nhiêu, các chị tính chỉ hết vài chục nghìn đồng mỗi tháng.

Rõ ràng ở đây có hiện tượng “té nước theo mưa” vì trước khi giá xăng, dầu tăng, nhiều mặt hàng đã rục rịch tăng giá. Đơn cử như thị trường vật liệu xây dựng ngay từ sau Tết Nguyên đán đã “đi tắt đón đầu”, tăng giá bán lên khoảng 10%, theo đó công thợ cũng tăng theo. 

Đặc biệt, ở lĩnh vực kinh doanh vận tải, ngay sau khi giá xăng tăng, các chủ xe đã đồng loạt tăng giá, dù nhiều hợp đồng ký trước đó từ nhiều tháng. Điều này trái ngược hoàn toàn với việc khi giá xăng giảm, nhà xe viện đủ lý do để chần chừ giảm giá?!

Điểm lại một chút về lộ trình tăng giá xăng, điện. Sau kỳ nghỉ lễ 30-4, 1-5, giá bán lẻ xăng dầu có đợt tăng lần thứ ba liên tiếp lên thêm 3.500 đồng/lít, tùy loại. Giá điện sinh hoạt tăng thêm 8,36%, từ ngày 20-3, điều chỉnh tăng lên 1.864,44 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế VAT).

Không bàn đến tại sao giá điện, xăng lại tăng. Ví như giá điện tăng, theo lý giải của ngành Công Thương là dựa trên tính toán các yếu tố đầu vào như: Phát điện, truyền tải, phân phối, bán lẻ, quản lý ngành... Giá xăng tăng do giá xăng dầu thế giới tăng… 

Vấn đề ở đây là nhiều doanh nghiệp sản xuất, tiêu dùng, vật liệu xây dựng, kinh doanh vận tải và tiểu thương lợi dụng để tăng giá bán, ảnh hưởng tới thị trường và trực tiếp tới người dân.

Không thể để nhân việc giá điện, xăng tăng mà thị trường “té nước theo mưa”, tăng giá vô lý. Ở đây rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng trong việc điều tiết, bình ổn giá và nếu trong trường hợp người bán tăng giá quá cao, cần phải xử lý để ổn định thị trường, không tạo áp lực tới đời sống người dân.

Đề xuất bỏ Quỹ bình ổn xăng dầu
Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam kiến nghị nên bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu để giá mặt hàng này về tiệm cận hơn với thế giới.
 
Giá nhiều mặt hàng bắt đầu tăng theo giá xăng dầu
(BGĐT) - Chiều 2-4, Liên Bộ Công Thương - Tài chính đã điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu. Theo đó, mỗi lít xăng E5 RON 92 tăng thêm 1.377 đồng, lên mức 18.588 đồng; xăng RON 95 tăng 1.484 đồng, lên mức 20.033 đồng. Các mặt hàng dầu cũng tăng 1.086 - 1.219 đồng mỗi lít, kg tuỳ loại. 
 
Xăng dầu giảm giá: Giá nhiều sản phẩm, dịch vụ vẫn “cố thủ”
(BGĐT) - Mỗi khi xăng dầu tăng giá thường có tác động tức thì, đẩy giá nhiều loại hàng hóa, dịch vụ lên cao. Vậy nhưng, thời gian gần đây, xăng dầu đã 5 lần liên tục giảm giá nhưng giá cước vận tải và các mặt hàng thiết yếu khác vẫn không giảm. Thực tế này ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng. 
 
Thu Hương
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...