Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 28 °C / 25 - 27 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Ai gian lận thi cử?

Cập nhật: 08:17 ngày 23/05/2019
(BGĐT)- Chỉ còn ít ngày nữa, gần 900 nghìn thí sinh trong cả nước sẽ bước vào kỳ thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia năm 2019. Sau những ầm ào tiêu cực của kỳ thi năm ngoái, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương thay đổi 9 nội dung để siết chặt kỷ cương, bảo đảm kỳ thi này diễn ra nghiêm túc, an toàn, không có gian lận.

Một trong những yêu cầu không thể thiếu là tại các phòng chấm thi phải có camera giám sát 24/24 giờ, phần mềm chấm thi trắc nghiệm được nâng cấp và mã hóa toàn bộ dữ liệu chấm thi. Tính bảo mật, chức năng giám sát, kiểm soát, phát hiện các can thiệp trái phép hay gian lận khi sử dụng phần mềm chấm thi được tăng cường. Việc chấm thi tự luận vẫn do sở giáo dục và đào tạo các tỉnh, thành phố đảm nhiệm nhưng phải có sự giám sát của các trường, đặc biệt phải thực hiện nghiêm quy định về cách ly khi làm phách, bảo mật số phách, chấm thi hai vòng độc lập.

Điểm mới đáng chú ý nữa của kỳ thi năm nay là các điểm thi phải thực hiện nghiêm túc việc bốc thăm phân công cán bộ coi thi để bảo đảm khách quan, phân công cán bộ giám sát phòng thi theo quy định, thống nhất quy trình, quy cách niêm phong túi đựng bài thi…

Với những quy định rất chặt chẽ kể trên, liệu rằng những thi sinh có hành vi gian lận có thể “qua mặt” được các giám thị với sự hỗ trợ đắc lực của các thiết bị giám sát hiện đại? Xin thưa nếu có sự “lọt lưới” thì chỉ là hy hữu. Nhiều cán bộ coi thi cho rằng ở trong phòng thi, thí sinh nào có “âm mưu” gian lận là biết ngay, còn “hành sự” thì lại càng rõ. Nếu cán bộ coi thi nghiêm túc, công tâm và trách nhiệm thì không thể có tình trạng coi cóp, mang tài liệu vào trong phòng thi.

Như vậy, đối tượng cần phòng, chống tiêu cực, gian lận trong thi cử là thí sinh, phụ huynh hay cán bộ giáo dục? Nhìn lại các vụ vi phạm pháp luật ở kỳ thi năm trước tại Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình… chúng ta sẽ có câu trả lời rất thuyết phục. Không nên đổ oan cho thí sinh, chính người lớn mới có lỗi trong chuyện này.

Gian lận thi cử tại Hòa Bình: Nữ phó phòng nâng khống điểm bị bắt
Bà Diệp Thị Hồng Liên - Phó trưởng phòng khảo thí và Quản lý chất lượng, Phó trưởng Ban chấm thi bị khởi tố, bắt tạm giam.
 
Thi cử - Trung thực, công bằng
(BGĐT) - Với mục tiêu tất cả vì kỳ thi an toàn, nghiêm túc, trung thực, công bằng, nhưng trên thực tế những bất cập, gian lận trong thi cử vẫn khiến xã hội bức xúc.
 
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề xuất kỷ luật cán bộ liên quan đến gian lận thi cử
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đề nghị các địa phương xem xét xử lý nghiêm những cán bộ, công chức, viên chức trong ngành giáo dục có hành vi gian lận điểm thi cho con em mình.
 
Cô giáo chủ nhiệm đánh 22 học sinh tím chân "vì áp lực thi cử"
Do học sinh gây mất trật tự trong thời điểm chuẩn bị đến kỳ thi cuối năm, một cô giáo dạy Toán ở Vũng Tàu đã đánh học sinh tím chân.
 
Phòng ngừa gian lận thi cử
(BGĐT)- Chuyện gian lận thi cử ở Hòa Bình, Sơn La từ mùa thi năm trước vẫn còn “nóng” trên báo chí mấy ngày qua. Vấn đề phòng ngừa gian lận thi cử như thế nào trong mùa thi năm nay đang được dư luận quan tâm.
 
Bộ Giáo dục Mỹ điều tra 8 trường đại học liên quan đến vụ bê bối thi cử
Bộ Giáo dục Mỹ đã mở cuộc điều tra 8 trường đại học liên quan đến vụ gian lận thi cử lớn. Bộ trên cho biết nếu phát hiện trường nào vi phạm các quy định giáo dục liên bang, bộ sẽ phạt các trường này, trong đó có thể tước quyền sử dụng các khoản vay và trợ cấp liên bang cho sinh viên.
 
Thí sinh bị xử lý thế nào sau kết luận gian lận thi cử tại Hoà Bình?
Ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), trong vụ gian lận điểm thi ở Hòa Bình có thí sinh được sửa để hưởng chênh lệch tới 26,45 điểm thi/3 môn. Bộ GDĐT sẽ có biện pháp xử lý đối với các thí sinh sau khi chấm thẩm định.
 

Hải Ngân

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...