Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 26 °C / 24 - 27 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Quảng cáo thuốc chữa bệnh không đúng

Cập nhật: 07:46 ngày 10/06/2019
(BGĐT) - Trước sự phát triển mạnh mẽ của Internet và mạng xã hội, các doanh nghiệp, tổ chức và công dân có nhiều thuận lợi khi có nhu cầu quảng bá thương hiệu, sản phẩm. 

Đáp ứng nhu cầu xã hội, trên Internet, nhất là mạng xã hội facebook, zalo… quảng cáo bán - mua đủ loại sản phẩm, kể cả hàng hóa không được lưu thông. Chỉ riêng các loại thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng như trăm hoa đua nở, muốn gì cũng có và theo quảng cáo thì loại nào cũng tốt, bệnh gì cũng khỏi.

Gần đây, nhiều người bị bạc tóc, rụng tóc, hói đầu đã “tìm gặp” bà Hòe, bà Lan… trên mạng xã hội - những người được giới thiệu là chuyên gia hàng đầu về tóc, với hy vọng cải thiện mái tóc của mình.

Từ những lời quảng cáo như sản phẩm được Bộ Y tế cấp phép, nếu gặp được bà Hòe là thành công, khó mấy cũng chữa được, thậm chí có tờ báo còn đưa tin “Nhiều người bắt đền bà Hòe vì tóc mọc không thể kiểm soát”, không ít người đã mua sản phẩm nhưng kết cục không như quảng cáo.

Có người không quản đường sá xa xôi tìm về tổ 3, thị trấn Vinh Quang, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang những mong gặp được bà Hòe (địa chỉ cư trú bà Hòe giới thiệu với khách hàng) nhưng tìm đỏ mắt không thấy bà đâu. 

Vừa qua công an thị trấn Vinh Quang phối hợp Phòng Y tế huyện Hoàng Su Phì tra tìm khắp địa bàn, cuối cùng đơn vị đã thông báo công khai địa phương không có công dân nào tên Hòe có biệt tài chữa hói tóc, bạc tóc.

Trên môi trường mạng, mọi người cũng thường xuyên “gặp” các lương y cao tay, bác sĩ giỏi chữa được bách bệnh, kể cả bệnh nhân ung thư bệnh viện đã trả về. Dễ gặp nhất là các quảng cáo về thuốc chữa bệnh và thực phẩm chức năng giúp nâng cao sức khỏe, cải thiện cuộc sống chăn gối. 

Nhiều bệnh y học hiện đại còn chưa có thuốc điều trị dứt điểm như viêm gan B mạn tính, tiểu đường, gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ… nhưng các lương y vẫn quảng cáo chỉ cần dùng một liệu trình là khỏi, không khỏi không lấy tiền…

Theo các chuyên gia y tế, người dân không nên tin theo quảng cáo trên mạng về thuốc chữa bệnh kẻo tiền mất, tật mang. Mỗi người hãy tự tìm hiểu để nâng cao nhận thức về y tế, sức khỏe, khi có bệnh phải đến các cơ sở y tế khám và điều trị. Để tránh bị lừa, người dân mong muốn cơ quan quản lý xử lý nghiêm tổ chức, công dân quảng cáo thuốc chữa bệnh không đúng hòng trục lợi bất chính.

Nghiêm trị thực phẩm chức năng 'đội lốt' thuốc chữa bệnh
Ngày 4-1, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm (ATTP) chủ trì cuộc họp của Ban chỉ đạo về công tác ATTP năm 2018, nhiệm vụ trọng tâm năm 2019.
Đưa hoạt động quảng cáo vào nền nếp
(BGĐT) - Hoạt động quảng cáo, nhất là quảng cáo tấm lớn độc lập, gắn ở công trình xây dựng, biển hiệu và rao vặt trên địa bàn TP Bắc Giang đang diễn ra tùy tiện, lộn xộn gây mất mỹ quan, an toàn.
Chưa được cấp phép, thực phẩm giảm cân ngang nhiên quảng cáo
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khẳng định: Sản phẩm “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Giảm cân Bà Vần” được rao bán trên nhiều kênh nhưng Cục không cấp giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm cho sản phẩm.
Bộ Y tế yêu cầu xử lý quảng cáo nano vàng như thuốc chữa ung thư
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) khẳng định, sản phẩm nano vàng đang được quảng cáo trên facebook như một dạng thuốc chữa ung thư chưa được Bộ Y tế cấp phép lưu hành là thuốc chữa bệnh.
Quảng cáo... rởm
(BGĐT) - Quảng cáo trên mạng xã hội đã trở thành một kênh quan trọng đối với nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh. Chỉ cần lập tài khoản trên các trang Facebook, Zalo là người ta dễ dàng đưa thông tin sản phẩm đến với hàng triệu khách hàng.
 
Hạnh Ngân
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...