Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 26 °C / 26 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Lời nhắc nhở tốt đẹp

Cập nhật: 08:06 ngày 16/07/2019
(BGĐT) - Lo ngại cỗ cưới không bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) được bàn thảo nhiều tại hội nghị sơ kết công tác quản lý nhà nước về ATTP 6 tháng đầu năm của tỉnh Bắc Giang mới đây.

Trong công tác bảo đảm ATTP, vấn đề lo ngại và lưu tâm nhất là phòng ngừa ngộ độc tập thể ở các bếp ăn của doanh nghiệp, trường học; ở nhà hàng, cỗ đám cưới, đám ma.

Nhờ thực hiện các giải pháp quyết liệt của các cấp, ngành chức năng, cơ quan chuyên môn trong tỉnh về đẩy mạnh tuyên truyền, tăng cường thanh tra, kiểm tra, nhất là kiểm tra đột xuất nên việc bảo đảm ATTP ở bếp ăn tập thể, nhà hàng đã có nhiều chuyển biến. Riêng đối với cỗ đám cưới, đám ma thì vẫn là bài toán khó.

Thực tế cho thấy với những đám thuê dịch vụ nấu cỗ thì việc bảo đảm ATTP tốt hơn do ngành chức năng đã quan tâm tập huấn và cấp chứng chỉ hành nghề cho người nấu cỗ. Còn với những đám mà gia đình tự tổ chức nấu cỗ và dịch vụ cung cấp thực phẩm không thường xuyên thì khó quản lắm.

Vụ ngộ độc tập thể khiến gần 80 người phải nhập viện tại đám cỗ cưới ở Tân Yên vừa qua là một ví dụ. Cỗ cưới do gia đình tự nấu và món bánh dày – “thủ phạm” gây ngộ độc thực phẩm – được mua từ cơ sở sản xuất không thường xuyên, tức là có ai đặt hàng mới làm.

Thời gian qua ngành chức năng rất chú trọng việc kiểm tra, phân loại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm để có biện pháp quản lý và cảnh báo cho người tiêu dùng, nhưng với những cơ sở có ai đặt hàng mới sản xuất thì rất khó kiểm soát.

Nhiều ý kiến cho rằng nhận thức về ATTP của người sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng được nâng lên đã tạo chuyển biến đáng kể trong bảo đảm ATTP thời gian qua. Rõ nét nhất là chuyển biến trong sản xuất nông nghiệp. Tình trạng “rau hai luống, lợn hai chuồng” không còn “nóng” như trước; diện tích cây trồng, trang trại vật nuôi sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP tăng mạnh; nhiều loại nông sản Bắc Giang từng bước chinh phục thị trường trong nước và xuất khẩu.

Ở khâu chế biến, bảo quản đến bàn ăn, như nêu trên đã có nhiều chuyển biến ở các bếp ăn tập thể, nhà hàng, riêng đám cỗ là còn lo ngại nhất.

Từ thực tế trên, TP Bắc Giang và huyện Lục Nam có sáng kiến là khi lãnh đạo phường, xã trao đăng ký kết hôn sẽ kèm theo thư chúc mừng và lưu ý nhắc nhở việc tổ chức đám cưới văn minh, tiết kiệm, bảo đảm an toàn giao thông, hạn chế uống rượu, bia và bảo đảm ATTP.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương hoan nghênh cách làm hay của TP Bắc Giang, huyện Lục Nam và cho rằng đó là lời nhắc nhở tốt đẹp, vì sự văn minh, tiến bộ, bảo đảm an toàn, hạnh phúc cho người dân.

Vụ ngộ độc thực phẩm tại Đắk Lắk: Tạm dừng hoạt động hai cơ sở phục vụ tiệc cưới
Ngày 15-7, bác sĩ Lê Thị Châu, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Sở Y tế Đắk Lắk cho biết, đơn vị đã hoàn thành công tác kiểm tra đột xuất các cơ sở tổ chức phục vụ tiệc cưới nghi để xảy ra hai vụ ngộ độc thực phẩm tại huyện Buôn Đôn và Krông Búk khiến hơn 300 người nhập viện điều trị.
Vụ 76 người ngộ độc thực phẩm tại Tân Yên: Cơ sở sản xuất bánh dày bị phạt 12,5 triệu đồng
(BGĐT) - Ngày 1-7, Chủ tịch UBND huyện Tân Yên đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính 12,5 triệu đồng đối với chủ cơ sở sản xuất bánh dày tại thôn Tân Hòa, xã Hợp Đức do chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không đáp ứng kiến thức về an toàn thực phẩm (ATTP) theo quy định của pháp luật. 
Vụ 76 người ngộ độc thực phẩm ở Tân Yên: Đề nghị xử phạt cơ sở sản xuất bánh dày
(BGĐT) - Đoàn kiểm tra liên ngành về ATTP và truy xuất nguồn gốc thực phẩm huyện Tân Yên (tỉnh Bắc Giang) đã tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất bánh dày của hộ kinh doanh Nguyễn Thị Hà (tên thường gọi là Vinh) tại thôn Tân Hòa, xã Hợp Đức (Tân Yên) và phát hiện một số vi phạm.
Ngộ độc thực phẩm - lại là bánh dày
(BGĐT) - “Ngộ độc thực phẩm do bánh dày”, tìm cụm từ này trên Google chỉ sau nửa giây đã cho kết quả hàng chục vụ ngộ độc thực phẩm trên khắp cả nước trong mấy năm gần đây mà “thủ phạm” là bánh dày. Có thể thấy bánh dày bị ô nhiễm là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới ngộ độc thực phẩm ở các đám cỗ.
Vụ 76 người ngộ độc thực phẩm sau ăn cỗ ở Tân Yên: Thủ phạm là khuẩn tụ cầu vàng ở bánh dày
(BGĐT) - Ngày 25-6, Sở Y tế có kết luận chính thức về nguyên nhân dẫn đến 76 người bị ngộ độc thực phẩm tại đám cỗ của gia đình ông Nguyễn Văn Chức, thôn Chùa, xã Ngọc Lý (Tân Yên) xảy ra sau bữa ăn chiều ngày 22-6. 
Vụ ngộ độc thực phẩm trong đám cỗ ở Tân Yên: Sức khỏe người bệnh đã ổn định
(BGĐT) - Đến 10 giờ ngày 24-6, 76 bệnh nhân nghi ngộ độc thực phẩm từ đám cỗ tại gia đình ông Nguyễn Văn Chức, thôn Chùa, xã Việt Ngọc (Tân Yên) đã cơ bản ổn định sức khỏe. 
Tân Yên: 76 người nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cỗ cưới
(BGĐT)-  Khoảng 22 giờ ngày 22-6, sau bữa cỗ đám cưới tại gia đình ông Nguyễn Văn Chức, thôn Chùa, xã Ngọc Lý, huyện Tân Yên (tỉnh Bắc Giang), 76 người phải nhập viện cấp cứu nghi do ngộ độc thực phẩm với biểu hiện buồn nôn, đau bụng, đi ngoài, váng đầu…
Ngộ độc thực phẩm, hàng chục công nhân nhập viện
Đến ngày hôm nay (22-4), Trung tâm Y tế huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi tiếp nhận điều trị cho 32 trường hợp ngộ độc thực phẩm. Thông tin ban đầu cho biết, tất cả bệnh nhân đều làm việc tại Công ty cổ phần Five Star, đóng ở cụm công nghiệp Bình Nguyên, huyện Bình Sơn. Sự việc xảy ra sau bữa ăn trưa tập thể vào ngày 20-4 tại nhà bếp của Công ty này.

Trần Anh

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...