Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 27 °C / 25 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Năm học mới, lại lo chuyện sách vở

Cập nhật: 08:03 ngày 06/08/2019
(BGĐT) - Những ngày này các bậc phụ huynh đang tất bật chuẩn bị sách giáo khoa, đồ dùng học tập cho con trẻ bước vào năm học mới. Theo nhiều phụ huynh, sách giáo khoa giả, kém chất lượng và sách tham khảo tràn lan trên thị trường, ngỡ tưởng là chuyện cũ nhưng lại đang là nỗi lo thường trực của không ít gia đình học sinh.

Những năm gần đây sách giáo khoa do Nhà Xuất bản Giáo dục hoặc các đơn vị được phép in, xuất bản ngày càng có chất lượng tốt, hình thức đẹp hơn. Tuy nhiên, tình trạng sách lậu, sách giả, chất lượng kém khá phổ biến trên thị trường đã gây thiệt hại đáng kể cho phụ huynh, học sinh. 

Sách giáo khoa chất lượng kém sử dụng một thời gian chữ, hình ảnh sẽ bị mờ nhòe, khó đọc, gáy sách dễ bị tuột chỉ, bong keo gây hỏng sách. Dù vậy, quan sát bằng mắt khó có thể nhận biết đó là sách in nhái, làm giả, những người không am hiểu về sách giáo khoa và kỹ thuật in rất khó phát hiện đó là sách lậu.

Đối với nhiều phụ huynh, sách giáo khoa chất lượng kém chưa đáng lo bằng sách tham khảo ở bậc tiểu học, nhất là với học sinh lớp một. Tìm hiểu được biết mỗi bộ sách từ 25 đến 40 cuốn, chủ yếu là sách tham khảo có mức giá 400 đến 800 nghìn đồng. Mức chi phí này với nhiều phụ huynh là không nhỏ. 

Băn khoăn hơn ở chỗ học sinh lớp một nếu được trang bị đủ sách giáo khoa và sách tham khảo (khoảng 40 cuốn) thì hàng ngày các cháu phải “cõng” một trọng lượng không nhỏ sách đến trường. Trong khi đó nhiều thầy cô giáo khuyến cáo không cần thiết phải trang bị thêm cho các em các loại sách tham khảo như: Hướng dẫn ôn luyện Toán, Toán nâng cao, Hướng dẫn ôn luyện Tiếng Việt, bài tập nhạc, vở tập vẽ, vở viết…

Để ngăn chặn sách lậu tuồn ra thị trường đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan có trách nhiệm như quản lý thị trường, thanh tra chuyên ngành thông tin truyền thông. Cùng đó người tiêu dùng cần kiểm tra kỹ lưỡng, nhất là xem sản phẩm có gắn tem chống hàng giả hay không, nếu là sách thật tem sẽ sắc nét và rất khó bóc. 

Nếu khảo sát được nhiều cơ sở cung cấp sách giáo khoa, thiết bị trường học để có sự đối chứng chất lượng sản phẩm thì càng tốt. Về sách tham khảo, ngành giáo dục cần có biện pháp phòng, ngừa sự liên kết nhóm lợi ích để trục lợi, nếu có. Đặc biệt cần tăng cường tuyên truyền, khuyến cáo phụ huynh những điều cần thiết khi trang bị sách cho con em, có định hướng về sử dụng sách tham khảo, tránh để đối tượng hám lời lôi kéo, dụ dỗ, lừa gạt phụ huynh và học sinh.

Ra mắt bộ sách giáo khoa tiếng Việt tiểu học đầu tiên trong lịch sử
Nhà xuất bản Kim Đồng vừa ấn hành bộ sách Quốc văn Giáo khoa thư, vốn từ lâu được coi là bộ sách giáo khoa tiếng Việt đầu tiên, được xuất bản vào khoảng những năm đầu thế kỷ XX.
Sách giáo khoa phải sử dụng được lâu dài, nếu mỗi năm lại thay gây lãng phí
Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) cần phải làm rõ việc sách giáo khoa (SGK) có thể sử dụng lâu dài, không phải mỗi năm lại thay sách khác gây lãng phí.
Chỉ điều chỉnh tăng giá sách giáo khoa in năm 2019
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) cho biết giá sách giáo khoa in năm 2019 sẽ được điều chỉnh tăng giá, sách giáo khoa in từ năm 2018 trở về trước vẫn phát hành theo giá cũ.
Chính thức tăng giá sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12
Tối 29-3, Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam đã có thông báo về việc tăng giá sách giáo khoa bắt đầu từ năm học 2019-2020.
Không tăng giá bán sách giáo khoa năm học 2019-2020
Ngày 6-3, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) có công văn hỏa tốc tới Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN), yêu cầu tạm thời chưa tăng giá bán sách giáo khoa trong năm học 2019-2020. Cùng ngày, NXBGDVN cũng thông tin cho biết sẽ giữ nguyên giá sách giáo khoa như những năm học trước.
Bảo đảm tính ổn định, thống nhất chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6, chiều 8-11, các đại biểu Quốc hội đã nghe Báo cáo về việc sửa đổi toàn diện Luật Giáo dục; giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 5; báo cáo thẩm tra dự án Luật. Sau đó, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về nội dung này.

Hải Ngân

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...