Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 25 °C / 25 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Trọng tâm là “ Tiên học lễ...”

Cập nhật: 10:18 ngày 08/08/2019
(BGĐT) - Dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị trực tuyến tổng kết năm học 2018-2019, tổ chức sáng ngày 6-8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh vai trò của gia đình - nhà trường - xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên, trong đó nhà trường đóng vai trò trung tâm. 

Thủ tướng cũng đưa ra các yêu cầu cụ thể đối với các bộ, ban, ngành, đoàn thể liên quan nhằm thực hiện tốt công tác này trong năm học mới.

Cùng thời điểm, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có ý kiến chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong năm học 2019-2020. Phó Thủ tướng yêu cầu công tác “dạy người” phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu, thường xuyên, liên tục. 

Bộ Giáo dục và Đào tạo đẩy mạnh dạy và học môn đạo đức, giáo dục công dân, tích cực liên hệ thực tiễn, nêu gương người tốt, việc tốt. Đề cao vai trò, trách nhiệm của đội ngũ nhà giáo tham gia giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Đặc biệt và trước hết là thầy, cô giáo phải gương mẫu trong mọi lúc, mọi nơi, trong công việc cũng như cuộc sống đời thường.

Vì sao trước thềm năm học mới, cả Thủ tướng và Phó Thủ tướng Chính phủ đều chỉ đạo tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên? Điều đó xuất phát từ thực trạng một bộ phận không nhỏ học sinh, sinh viên vi phạm các chuẩn mực về đạo đức, sa ngã về lối sống, thậm chí vi phạm pháp luật.

Mặt khác, gần đây công tác này chưa được nhiều gia đình, nhà trường, các ngành, đoàn thể liên quan và xã hội quan tâm đúng mức. Không ít nhà trường chỉ chú trọng dạy văn hóa, quên trách nhiệm dạy làm người cho học sinh.

Phương châm giáo dục của người xưa “Tiên học lễ, hậu học văn” vẫn giữ nguyên giá trị trong cuộc sống hôm nay. Lễ ở đây là phạm trù chỉ đạo đức, đó là cách ứng xử, giao tiếp có văn hóa giữa người với người theo chuẩn mực đạo đức được xã hội quy định. 

Muốn trở thành người có Lễ thì phải học để trở thành người tốt, người có tấm lòng nhân ái, biết kính trên nhường dưới, yêu thương mọi người, biết vì lợi ích chung, cống hiến cho quê hương, đất nước. 

Đề cập công tác giáo dục đạo đức và văn hóa, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Người cũng khẳng định vai trò của giáo dục: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn/Phần nhiều do giáo dục mà nên”.

Người thầy là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, đào tạo. Giáo dục tốt sẽ tạo nên các thế hệ tương lai có đạo đức, tri thức. Ngược lại giáo dục lệch hướng sẽ hình thành những công dân vô trách nhiệm, dối trá, ích kỷ, tham lam…

Với sự quyết liệt của những người đứng đầu Chính phủ, sự vào cuộc mạnh mẽ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, địa phương, các gia đình và toàn xã hội, hy vọng công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên sẽ thu được nhiều thành công trong năm học mới này.

Quan tâm giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên
(BGĐT) - Ngày 6-8, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết năm học 2018-2019, triển khai năm học 2019-2020. Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Hà Nội có các đồng chí: Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ; Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Chính phủ; Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. 
Còn đâu đạo đức người thầy
(BGĐT) - Cuối cùng thì tỉnh Bình Thuận đã chính thức lên tiếng vụ cô giáo P.T.V.H.- Trường THPT Nguyễn Huệ, thị xã La Gi bị chồng tố quan hệ bất chính với nam sinh lớp 10 cùng trường. Tiếc thay, kết quả lại đúng như vậy!
Đạo đức người thầy
(BGĐT) - Mấy ngày nay, thông tin về thầy giáo Dương Trọng Minh (SN 1981), chủ nhiệm lớp 5A, khu lẻ của Trường Tiểu học Tiên Sơn, huyện Việt Yên (Bắc Giang) có hành vi không đúng chuẩn mực của nhà giáo xuất hiện dày đặc khắp các trang báo điện tử, truyền hình.
Báo động thanh niên sống ảo, xuống cấp đạo đức
Thanh niên ngày càng sống ảo, thể hiện văn hóa ứng xử đi theo chiều hướng tiêu cực, thờ ơ với các giá trị văn hóa truyền thống giới trẻ thuộc sử Trung Quốc hơn sử nước nhà… Đó là các vấn đề nóng nhất vừa được đưa ra tại Diễn đàn Thanh niên với việc giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc tại Hội trường Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Rèn đạo đức, nâng cao trách nhiệm
(BGĐT) - Nâng cao ý thức trách nhiệm, tôn trọng và gần gũi nhân dân... là những công việc mà đội ngũ cán bộ cơ sở huyện Việt Yên (Bắc Giang) thực hiện từ nhiều năm qua. Đó cũng là nội dung trong thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về tiếp tục học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của Đảng bộ huyện.
Tổ chức các cuộc thi về giáo dục đạo đức, năng lực, phẩm chất và cách phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh bậc phổ thông
(BGĐT)-Trong xã hội hiện nay, tình trạng một bộ phận giới trẻ sống buông thả, không coi trọng những giá trị đạo đức đã và đang diễn ra ở nhiều nơi. Từ thực trạng trên, thầy Nguyễn Văn Thường, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phong Minh (Lục Ngạn) đề xuất ý tưởng “Tổ chức các cuộc thi về giáo dục đạo đức, năng lực, phẩm chất và cách phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh bậc phổ thông”.
Đẩy mạnh giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình
(BGĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị số 11/CT-TTg về việc đẩy mạnh giáo dục, đạo đức, lối sống trong gia đình.

Hải Ngân


Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...