Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 27 °C / 23 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Năng suất lao động

Cập nhật: 07:54 ngày 14/08/2019
(BGĐT) - “Tôi bận lắm”, “tôi bị áp lực công việc, vất vả quá”, “anh kia đi muộn về sớm, sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về”… đó là các trạng thái phản ánh người chăm chỉ, kẻ xao nhãng, lười biếng. Nhưng hiệu quả công việc đến đâu thì lại là vấn đề của năng suất lao động.

Có người chẳng mấy ngày không bận đi họp, nhưng đến hội nghị chẳng mấy khi thấy tham gia ý kiến, nếu chủ tọa mời phát biểu thì cũng chỉ chung chung vài câu, còn phần lớn thời gian là lướt điện thoại.

Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin mà nhiều hội nghị được tổ chức trực tuyến, cách làm này tiết kiệm thời gian, chi phí, đến được với nhiều đối tượng, song ở một số hội nghị việc cung cấp thông tin, trao đổi, đối thoại hạn chế nên hiệu quả không cao.

Trong nhiều hội nghị, nếu vị chủ tọa hoặc ban tổ chức “dễ tính” thì chưa kết thúc đại biểu đã “teo tóp” gần hết.

“Tôi bận nhiều cuộc họp lắm”, nhưng nếu họp như trên thì năng suất họp là gì và đi họp thế thì phỏng có ích gì (?)

Con số công chức, viên chức đến nơi làm việc phần lớn dành thời gian uống trà, buôn chuyện, lướt mạng hẳn không ít. “Nhàn cư vi …” lại hay tính chuyện ăn, chơi, la cà hàng quán.

Cũng có tình trạng năng suất lao động thấp, hiệu quả công việc không cao ở cả lĩnh vực trong và ngoài nhà nước là do khâu quản trị yếu; thực hiện kỷ cương, nền nếp không nghiêm; bố trí con người, công việc không bảo đảm khoa học, hợp lý; chưa tạo được động lực qua việc đánh giá hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, thi đua, khen thưởng; thậm chí vì khâu quản trị yếu dẫn đến tác dụng ngược khi gây áp lực, vất vả cho người lao động…

Mới đây, Thường trực Tỉnh ủy có công văn chỉ đạo cán bộ, đảng viên phải thực hiện nghiêm quy định về thời gian, giờ làm việc hành chính. Nghiêm cấm cán bộ, đảng viên la cà hàng quán trong giờ làm việc.

Trước đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang có chỉ thị về “Chấn chỉnh tác phong, lề lối làm việc và nâng cao trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh”.

Các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh thực hiện nghiêm các nội dung chỉ đạo trên là yếu tố quan trọng hàng đầu để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả thực thi nhiệm vụ.

Yếu tố quan trọng nữa là việc quản trị khoa học, hợp lý; thường xuyên đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin. Chẳng hạn việc xây dựng chính quyền điện tử là minh chứng rõ nét nhất về nâng cao năng suất lao động cho cả đội ngũ trong bộ máy nhà nước, cho người dân và doanh nghiệp. Việc động viên tinh thần hăng say lao động, nghĩa vụ công dân, trách nhiệm xã hội, thi đua, khen thưởng kịp thời cũng là yếu tố tích cực góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả công việc ở bất kỳ lĩnh vực nào.

Năng suất lao động Việt Nam vẫn thua xa Thái Lan
Bình quân mỗi người Việt Nam năm 2018 làm ra 102,2 triệu đồng nếu so với sức mua tương đương (PPP) 2011 thì cao hơn Campuchia nhưng chỉ bằng 37% của Thái Lan.
Mấu chốt để tăng năng suất lao động là cơ cấu lại nền kinh tế
Vấn đề năng suất lao động của Việt Nam còn thấp, khiến sức cạnh tranh của nền kinh tế còn hạn chế. Vậy giải pháp nào để cải thiện tình trạng này, bên lề kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XIV, đại biểu Lê Quang Huy (Đoàn Nghệ An), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội) đã trao đổi xung quanh vấn đề này.
Năng suất lao động quyết định phát triển của nền kinh tế
Tại Hội thảo về “Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế: Cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách cho Việt Nam” tổ chức ngày 24-1 tại Hà Nội, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - Vũ Tiến Lộc cho rằng đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất lao động (NSLĐ) là nhiệm vụ trọng yếu, trong đó vấn đề nâng cao NSLĐ được xác định là nội dung có tính quyết định của việc phát triển nền kinh tế.
Cải cách tiền lương sẽ tạo động lực nâng cao năng suất lao động
Ban chỉ đạo (BCĐ) Trung ương về “Cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi với người có công” đã triển khai khảo sát chính sách tiền lương (CSTL) ở nhiều bộ, ngành, đơn vị. Đây là một vấn đề rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập, đời sống của người lao động và tác động đến các lĩnh vực KT-XH, đòi hỏi phải cân nhắc kỹ cả về nội dung cải cách và lộ trình thực hiện.
Năng suất lao động của Việt Nam rất thấp trong khu vực
TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) mới đây nêu cảnh báo: Tăng trưởng của Việt Nam đang giảm khá nhanh và nếu chỉ duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 6%/năm thì ước tính Việt Nam phải mất gần 20 năm nữa mới đạt mức thu nhập bình quân đầu người của Malaysia năm 2010 và hơn 10 năm nữa mới bằng Thái Lan năm 2010. Để thoát khỏi tình trạng này, tăng trưởng năng suất lao động (NSLĐ) đóng vai trò cốt yếu. 

Trần Anh

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...