Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 29 °C / 23 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Mùa báo ân

Cập nhật: 08:01 ngày 15/08/2019
(BGĐT) - Hôm nay ngày Rằm tháng Bảy là ngày cúng cô hồn, hay còn được biết là ngày Vu Lan báo hiếu, báo ân theo giáo lý nhà Phật. Nét văn hóa truyền thống nhân văn này cần được gìn giữ, phát huy; thể hiện bằng hành động cụ thể, tránh mê tín dị đoan, gây lãng phí hoặc gây hại môi trường.

Trong những giá trị của đạo lý gia đình Việt, lòng hiếu thảo luôn được đề cao. Người con chí hiếu bao giờ cũng có những phẩm chất tốt đẹp trong ứng xử với mọi thành viên trong gia đình như anh em thuận hòa, vợ chồng thủy chung, rể hiền dâu thảo...

Trước áp lực của cuộc sống hiện đại, song trong các gia đình, việc chăm sóc ông bà, bố mẹ với tất cả sự yêu thương kính trọng được coi là tình cảm thiêng liêng, là trách nhiệm và bổn phận của con cháu thể hiện sự báo đáp công lao sinh thành.

Có rất nhiều lời khuyên về lòng hiếu thảo được chia sẻ trên mạng xã hội trong mùa báo ân này như: “Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc”; “Hãy yêu khi mẹ vẫn còn biết/Đừng chờ đến lúc mẹ ra đi/Ghi lời yêu quý lên bia đá/ Đá vô tri nào có nghĩa gì”; “Ai kính trọng bố mẹ mình thì sẽ được con cái mình kính trọng”…

Lòng báo ân của người Việt còn thể hiện ở tục thờ cúng tổ tiên trong các ngày giỗ, Tết để tưởng nhớ đến các bậc sinh thành là nét đẹp văn hóa tín ngưỡng của dân tộc.

Tuy nhiên, không ít người nghĩ rằng để báo hiếu phải làm giỗ, Tết thật to, mâm cao cỗ đầy, đốt thật nhiều vàng mã hoặc xây mộ to gây lãng phí tiền của. Trong dịp này nhiều người còn thả cá phóng sinh, vứt túi nhựa bừa bãi gây ô nhiễm môi trường.

Đi ngược với truyền thống lòng hiếu thảo, đáng buồn thay có những gia đình con cháu đùn đẩy, tị nạnh nhau nuôi dưỡng bố mẹ già. Cá biệt có trường hợp con cái ngược đãi cha mẹ, nhưng lại làm ma, làm giỗ linh đình. Vì thế mới có câu phê phán: “Lúc sống thì chẳng cho ăn, lúc chết xôi thịt, làm văn tế ruồi”.

Lại có gia đình bố mẹ vừa qua đời anh em đã cãi cọ, tranh giành phân chia tài sản, không nhìn mặt nhau để từ đó chẳng ai lo chăm sóc bàn thờ tổ tiên.

Lòng hiếu thảo là đạo lý ngàn đời, xuất phát từ tình cảm kính trọng, biết ơn, từ sâu thẳm trong lòng mỗi con người. Thể hiện bằng hành động cụ thể là hết mực quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ nhất là khi đã già yếu để cho người già luôn luôn được sống mạnh khỏe, an lạc.

Vì thế trong mùa báo ân này, mỗi người nên dành tình cảm yêu thương cho gia đình, người thân, mở rộng tình thương để đền ơn những người đã mang lại điều tốt đẹp cho mình trong cuộc sống. Bởi vì lối sống đẹp của con người là biết làm ơn và đền ơn.

Và lòng báo ân sâu sắc nhất chính là mỗi người không phụ công đấng sinh thành, luôn tu dưỡng, hăng say lao động xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc góp sức xây dựng cộng đồng xã hội tiến bộ, văn minh.

Làm gì trong lễ Vu Lan để báo hiếu cha mẹ?
Ngày lễ Vu Lan (rằm tháng 7 âm lịch hằng năm) được coi là ngày báo ân, báo hiếu của tất cả những người con dành cho bố mẹ đã sinh thành và dưỡng dục mình.
Mùa Vu lan không vàng mã, lan tỏa việc thiện
(BGĐT) - Đốt vàng mã tràn lan gây lãng phí của cải, tiền bạc, ảnh hưởng đến môi trường là biểu hiện của mê tín dị đoan. Giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa có văn bản chỉ đạo các cơ sở thờ tự vận động phật tử, người dân hạn chế đốt vàng mã, thực hiện nếp sống văn minh, lan tỏa việc thiện, chia sẻ với người nghèo.
Đại lễ Vu lan báo hiếu 2019: Không đốt vàng mã, không cúng lễ thu tiền
Đó là những điểm mới trong thông tư hướng dẫn việc tổ chức Đại lễ Vu lan 2019 do Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) vừa ban hành gửi Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố
Mùa Vu Lan
(BGĐT) - Tháng Bảy âm lịch - mùa Vu Lan là mùa của những bông hồng cài áo, dịp để mỗi người nhớ về cha mẹ, bậc sinh thành yêu quý mà trong nhịp sống gấp gáp, hiện đại như muốn nhắc mỗi người sống chậm lại với lời nhắn nhủ “Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc…”.
 

Trần Anh

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...