Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 30 °C / 25 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Kinh doanh “bẩn”

Cập nhật: 08:26 ngày 13/09/2019
(BGĐT) - Hôm nay là ngày Rằm tháng Tám, Tết Trung thu, Tết của các cháu thiếu nhi. Các cơ quan, trường học, gia đình, tổ dân phố… không ít thì nhiều đều tổ chức cho con trẻ vui Tết Trung thu. Nhưng cũng nhân đà này, người ta tranh thủ kinh doanh “bẩn”, tung toàn bánh trung thu rởm ra thị trường.

Vừa cách đây mấy hôm, ngày 11-9, Công an Bắc Giang bắt giữ xe ô tô vận chuyển hơn 1.000 bánh trung thu nhập lậu. Đây là loại bánh dẻo có ghi tên Mochi. Lái xe kiêm chủ hàng không xuất trình được nguồn gốc xuất xứ.

Trước đó một tháng, 25 thùng hàng bên trong chứa 3.000 chiếc bánh trung thu nhãn hiệu Trung Quốc cũng được cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang thu giữ. Tương tự, hàng nghìn chiếc bánh này đều “hai không”: Không giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ; không có chữ, hướng dẫn sử dụng phụ đề tiếng Việt theo yêu cầu. Còn gần đó, ngày 7-8, Bắc Giang bắt được một tấn bột làm bánh trung thu cùng nhiều hàng thực phẩm khác không có nơi sản xuất.

Trên bình diện chung cả nước, công an nhiều tỉnh, TP liên tục thu giữ các lô hàng bánh trung thu siêu rẻ, chỉ vài nghìn đồng/chiếc bán tràn lan ra thị trường. Những chiếc bánh này hạn sử dụng không có, xuất xứ thì không và cơ bản, chữ ghi trên bao bì là của Trung Quốc.

Mùa nào thức đó, đang vào mùa Trung thu thì người ta tung bánh trung thu rởm ra thị trường, đầu độc con trẻ. Còn hằng ngày, cứ đọc báo thấy các vụ bắt thực phẩm bẩn mà sợ, liều “nhắm mắt” mà ăn. Điểm qua nhanh đã thấy: “Lạng Sơn bắt 6 tạ nầm lợn nhập lậu ướp hóa chất bốc mùi” (ngày 13-6); “Đồng Nai phát hiện 40 tấn thịt heo, gà bốc mùi hôi tại tiệm sản xuất giò chả” (ngày 14-8) và gần đây nhất, “Bình Dương: Dùng hóa chất và nước lã để sản xuất nước mắm” (ngày 11-9)…

Ai cũng biết ăn thức ăn bẩn, không rõ nguồn gốc là ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe. Ngay như vụ nước mắm vừa bắt ở Bình Dương được đội lốt “cá cơm” là sản phẩm người tiêu dùng tin và quen dùng nhưng hóa chất pha vào để làm ra nước mắm giàu độ đạm caramel lại vô cùng độc hại khi ở lâu trong cơ thể.

Chỉ vì lợi nhuận mà người ta bất chấp tất cả, làm ăn gian dối, thậm chí cả tính mạng của người khác. Trong khi chế tài xử phạt lại quá nhẹ so với lợi nhuận. (Trước đây, một cơ sở kinh doanh nước mắm rởm với số lượng lớn ở Bình Dương cũng chỉ bị xử phạt 20 triệu đồng; còn những vụ bắt giữ hàng kể trên chỉ xử phạt hành chính và đem đi tiêu hủy).

Người tiêu dùng rất khó để trở nên thông thái khi thủ đoạn làm hàng nhái, hàng giả ngày càng tinh vi; còn tính trông chờ vào lương tri của người sản xuất, kinh doanh buôn bán thì càng xa vời.

Vẫn phải có một chế tài xử phạt nghiêm minh hơn, lực lượng chức năng làm quyết liệt hơn để người dân được bảo vệ chính đáng, không phải mất tiền thật mua hàng rởm gây hại vào thân như vừa qua.

Cảnh giác trò lừa cũ
(BGĐT) - Báo chí cảnh báo, nói nhiều về các thủ đoạn lừa đảo qua tin nhắn, điện thoại. Thủ đoạn rất cũ, không có gì mới nhưng vẫn có nhiều người sập bẫy.
Hơn cả tội ác
(BGĐT) - Liên tiếp những ngày qua mạng xã hội rúng động bởi hàng loạt vụ trọng án mà kẻ thủ ác là người thân trong gia đình. Giết người đã là tội ác, sát hại người thân của mình thì còn hơn cả tội ác, đáng bị lên án và trừng trị.
Đừng tù mù tiền trường
(BGĐT) - Đầu năm học mới, trường nào cũng tổ chức họp phụ huynh. Điều đó là cần thiết để thông báo kế hoạch dạy học của nhà trường, nội quy trường lớp, chỉ tiêu thi đua và một việc không thể thiếu là thống nhất các khoản thu thỏa thuận, tự nguyện trong năm học. Mà việc này mới là việc chính, tốn nhiều thời gian.
Lan tỏa yêu thương
(BGĐT) - Đã thành thông lệ, ngay sau lễ khai giảng năm học mới, Hội Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh phối hợp với Báo Bắc Giang, Hội Khuyến học tỉnh tổ chức trao học bổng “Chắp cánh ước mơ” cho trẻ em nghèo. Năm nay là năm thứ tư chương trình được tổ chức và những câu chuyện cảm động, thấm đẫm yêu thương được lan tỏa.
Để BOT “bình yên”, phát triển
(BGĐT) - Mô hình hợp tác công- tư ở nước ta thời gian qua được thực hiện chủ yếu trong lĩnh vực giao thông vận tải với hợp đồng xây dựng-kinh doanh- chuyển giao (viết tắt theo tiếng Anh là BOT). Điểm mấu chốt của sự hợp tác này là nhà đầu tư tư nhân đứng ra xây dựng, vận hành công trình sau một thời gian nhất định rồi chuyển giao toàn bộ cho Nhà nước.

Hồng Tâm

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...