Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 28 °C / 27 - 38 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Phấn đấu vào tốp đầu cả nước về chỉ số PCI

Cập nhật: 07:46 ngày 24/09/2019
(BGĐT) - Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (viết tắt là PCI) do nhóm nghiên cứu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thực hiện hằng năm, nhằm đánh giá môi trường kinh doanh, chất lượng điều hành kinh tế và nỗ lực cải cách hành chính của chính quyền các tỉnh, thành phố trong cả nước. Kết quả, năm 2018 chỉ số PCI của Bắc Giang đạt 63,01 điểm, xếp hạng 36/63 tỉnh, thành phố, giảm 6 bậc so năm 2017.

Với mục đích tiếp tục xây dựng môi trường kinh doanh thực sự thông thoáng, minh bạch, hấp dẫn; phấn đấu đến năm 2020, xếp hạng PCI của Bắc Giang nằm trong tốp 15 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước, Chủ tịch UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2019 và các năm tiếp theo. 

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành của tỉnh, chủ tịch UBND các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo toàn diện, thống nhất, đồng bộ, nghiêm túc và chịu trách nhiệm về triển khai thực hiện kế hoạch hành động, bảo đảm môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện một cách thực chất. 

Tăng cường sự phối hợp của các sở, ngành và địa phương trong hỗ trợ doanh nghiệp, nắm bắt và giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, quan tâm công tác xúc tiến và hỗ trợ đầu tư đối với mọi loại hình doanh nghiệp, tạo sự công bằng trong tiếp cận các nguồn lực của nhà nước.

Cùng với phân công trách nhiệm cải thiện chỉ số PCI cho từng sở, ngành, địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh sự cần thiết phải khắc phục những hạn chế của 4 chỉ số giảm điểm năm 2018, gồm: Gia nhập thị trường, tính minh bạch, tính năng động, thiết chế pháp lý; đồng thời tăng cường cải thiện điểm số của 6 chỉ số tăng nhẹ năm 2018, gồm: Tiếp cận đất đai, chi phí thời gian, chi phí không chính thức, cạnh tranh bình đẳng, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo lao động.

Để đạt mục tiêu vào tốp đầu cả nước về xếp hạng PCI đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt, năng động, sáng tạo và tiên phong của cán bộ lãnh đạo tỉnh, các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố. Tăng cường lãnh đạo thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, kiên quyết xử lý hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc. 

Tiếp tục thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, trong đó quan tâm nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình một cửa liên thông ở cấp huyện và các ngành tỉnh, ứng dụng rộng rãi cơ chế liên thông điện tử, văn phòng điện tử, luân chuyển hồ sơ điện tử qua môi trường mạng và cung cấp dịch công trực tuyến, nhất là trong lĩnh vực đầu tư, đất đai, xây dựng, thuế, tài chính…

Tóm lại, điểm cốt yếu của kế hoạch hành động nâng cao chỉ số PCI là dựa trên hành lang pháp lý, các cơ quan quản lý nhà nước cần phục vụ người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư một cách tốt nhất, nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển bền vững.

CPI tháng 2 tăng 0,8% do nhu cầu cao trong dịp Tết
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2-2019 tăng 0,8% so với tháng trước, chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng tăng trong dịp Tết Nguyên đán.
CPI tháng 1: Rau quả và thịt đua nhau tăng giá
Giá rau và quả tươi tăng mạnh đẩy giá tiêu dùng CPI tháng 1 tăng 0,10% so với tháng 12-2018.
CPI năm 2018 đạt mục tiêu
Chiều 27-12, Tổng cục Thống kê công bố CPI bình quân năm 2018 tăng 3,54% so với bình quân năm 2017, dưới mục tiêu Quốc hội đề ra. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2018 tăng 1,48% so với bình quân năm 2017.
Chỉ số giá tiêu dùng CPI của cả nước trong tháng 7 giảm nhẹ
Sáng 29-7, Tổng cục Thống kê công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7-2018 giảm 0,09% so với tháng trước, tăng 4,46% so cùng kỳ năm trước, tăng 2,13% so với tháng 12 năm trước và CPI bình quân 7 tháng đầu năm 2018 tăng 3,45% so với cùng kỳ năm trước. 
CPI bình quân 6 tháng năm 2018 tăng 3,29%
Theo Tổng cục Thống kê, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 6 tháng đầu năm 2018 tăng 3,29% so với bình quân cùng kỳ năm 2017.
Giá thịt lợn tăng mạnh trở lại, kéo CPI tháng 8 tăng 0,92%
Tổng cục Thống kê (Bộ KH&ĐT) cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 năm 2017 tăng 0,92% so với tháng trước. Trong đó, nguyên nhân tăng CPI chủ yếu do giá thịt lợn tăng trở lại.
Giá xăng, gas đẩy CPI tháng 2 tăng 0,23%
Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 2 tăng 0,23% so với tháng trước. Như vậy, tính chung 2 tháng đầu năm, CPI cả nước tăng 0,69%.
CPI cả nước tháng 11 tăng 0,48%
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 tăng 0,48% so với tháng 10, đồng thời tăng 4,52% so với cùng kỳ và tăng 4,5% so với tháng 12 năm 2015. Như vậy, CPI bình quân ​11 tháng của năm so với cùng kỳ chỉ tăng 2,47%. 
Viện phí, giá xăng khiến CPI tăng cao
Tổng cục Thống kế cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 tăng 0,83% so với tháng trước. So sánh với mức tăng của tháng 10 những năm trước, đây là mức tăng cao nhất kể từ năm 2013. So với cùng kỳ 2015, CPI tháng này tăng 4,09% và tăng 4% so với cuối năm ngoái.
CPI chỉ tăng 2,07% trong 9 tháng
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 9 tháng năm 2016 tăng 2,07% so với cùng kỳ năm trước. Nếu tính trong 10 năm gần đây, mức tăng này chỉ cao hơn so với 9 tháng năm 2015 có mức tăng thấp kỷ lục là 0,74%.

Hải Ngân

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...