Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 26 °C / 25 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Thêm ngày nghỉ, giảm giờ làm

Cập nhật: 07:51 ngày 24/10/2019
(BGĐT) - Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) đã được Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 7, dự kiến được xem xét thông qua tại kỳ họp này. Trên báo chí và tại diễn đàn Quốc hội hôm qua, việc đề xuất thêm một ngày nghỉ trong năm và giảm giờ làm được nhiều người hoan nghênh. 

Nhiều đại biểu Quốc hội đồng tình bổ sung một ngày nghỉ trong năm và đề xuất chọn ngày Gia đình Việt Nam (28-6). Lý giải điều này, có ý kiến phân tích, gia đình hạnh phúc thì đất nước mới hạnh phúc. Hơn nữa, sống trong xã hội hiện đại, cuộc sống đầy đủ tiện nghi hơn nhưng cũng đầy cạm bẫy. Tổ ấm gia đình đang bị lung lay bởi những tác động trực tiếp, gián tiếp. Vì vậy, có thêm ngày nghỉ để các thành viên trở về, sum họp là rất cần thiết.

Cũng trong dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi), Chính phủ đề nghị mở rộng khung thỏa thuận làm thêm giờ trong các trường hợp đặc biệt thêm 100 giờ/năm so với hiện hành (từ tối đa 300 giờ/năm lên 400 giờ/năm). Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội không tán thành đề xuất mở rộng khung thỏa thuận giờ làm thêm tối đa, "dù thực tế người sử dụng lao động và người lao động có nhu cầu".
Báo điện tử VnExpress sau một tuần thăm dò độc giả có gần 3000 ý kiến tham gia, trong đó 88% độc giả cho rằng không nên tăng số giờ làm thêm. 
Bảo vệ đề xuất tăng giờ làm thêm, đại biểu Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại – Công nghiệp cho rằng, Việt Nam vừa thoát khỏi ngưỡng nghèo, năng suất lao động thấp nhất khu vực, nếu giảm giờ làm (doanh nghiệp xuống 44 giờ mỗi tuần) sẽ khiến sức cạnh tranh quốc gia giảm so với các nước, gây trở ngại cho mục tiêu tăng trưởng.
Không đồng tình với đề xuất trên, có đại biểu cho rằng sức cạnh tranh của nền kinh tế không chỉ dựa vào sức lao động mà ở năng lực quản trị, đổi mới công nghệ, điều kiện làm việc và sự tiến bộ xã hội. Sự tiến bộ xã hội ở đâu khi mà chúng ta tăng giờ làm và giảm tiền lương của người lao động?
Chia sẻ vấn đề nêu trên, nhiều độc giả cho rằng, việc làm tăng ca, thêm giờ không xuất phát từ nguyện vọng của người lao động mà chỉ nhằm mục đích kiếm thêm thu nhập do đồng lương quá thấp. Để có thu nhập đủ sống từ làm thêm nên họ không còn thời giờ để học tập, nâng cao tay nghề, giải trí, chăm sóc bản thân và gia đình… Điều này có thể gây những hệ lụy cho bản thân người công nhân và cho xã hội. 
Do vậy, yêu cầu đặt ra cần có lộ trình buộc các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, tăng năng suất lao động, bảo  đảm thu nhập cho người lao động sau khi thay đổi thời gian làm việc. 
Các chuyên gia khuyến cáo, nếu các doanh nghiệp coi sức công nhân như "trâu kéo" để "cày tiền" thì hậu quả là năng suất lao động của cả một nền kinh tế bị tụt hậu rất xa so với khu vực và trên thế giới. Đáng ngại nếu nói do năng suất kém nên không thể tăng mức lương. Năng suất con người không kém, chỉ có năng suất công nghệ kém mà thôi. 
Đại biểu Quốc hội khóc khi đề nghị giảm giờ làm cho công nhân
Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm cho rằng, Quốc hội phải làm chính sách để công nhân "có thu nhập đủ sống và có thời gian chăm sóc bản thân, gia đình".
Quốc hội quan tâm thảo luận về đề xuất giảm giờ làm
Giảm giờ làm việc tiêu chuẩn ở khu vực doanh nghiệp từ 48 giờ xuống 44 giờ/tuần và đề xuất thỏa thuận về giờ làm thêm tối đa trong một số trường hợp đặc biệt từ 300 giờ/năm lên 400 giờ/năm là nội dung được rất nhiều đại biểu quan tâm và bày tỏ ý kiến thảo luận về Bộ luật Lao động (sửa đổi) lần này.
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang quy định giờ làm việc mùa Đông
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành văn bản quy định giờ làm việc mùa Đông (từ ngày 16-10-2019 đến ngày 15-4-2020) của các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước các cấp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Đóng góp vào dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi, cử tri đề nghị giảm giờ làm, quan tâm quyền lợi của lao động nữ
(BGĐT) - Sáng 1-10, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh phối hợp tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV với chuyên đề: Đóng góp ý kiến vào dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi). Cử tri là lãnh đạo, chủ tịch công đoàn và người lao động (NLĐ) của một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Tăng giờ làm thêm là đi ngược với xu thế tiến bộ của thế giới
Nhiều ý kiến cho rằng, tăng giờ làm thêm là đi ngược với xu hướng tiến bộ, không kích thích sự phát triển của khoa học công nghệ...
Xem xét kỷ luật công chức xã Quế Nham có biểu hiện uống rượu, bia trong giờ làm việc
(BGĐT) - UBND huyện Tân Yên vừa có văn bản phê bình Chủ tịch UBND xã Quế Nham do để xảy ra việc công chức sử dụng rượu, bia trong giờ làm việc. 
Công ty TNHH MTV 45 khẩn trương giải quyết vụ một công nhân tử vong trong giờ làm việc
(BGĐT)- Theo đại diện lãnh đạo Công ty TNHH MTV 45 (Tổng Công ty Đông Bắc), thị trấn Thanh Sơn (Sơn Động), những ngày vừa qua có nhiều thông tin không chính xác về vụ việc liên quan đến người lao động ở Công ty.
Tranh thủ rèn luyện sức khỏe trong giờ làm việc
Vừa trông xe cho khách, chú bảo vệ lại tranh thủ kéo chai nước để nâng cao thể lực.

Trần Anh
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...