Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 32 °C / 26 - 31 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Cập nhật: 08:54 ngày 06/11/2019
(BGĐT) - Nông nghiệp và nông thôn nước ta có vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm cho kinh tế - xã hội ổn định phát triển, tuy nhiên, không một kỳ họp Quốc hội nào câu chuyện “được mùa mất giá”, "giải cứu nông sản", những khó khăn, vướng mắc của nông dân lại không được đề cập.

Có một thực tế là trong khi lao động nông thôn thiếu việc làm đang có xu hướng gia tăng thì một bộ phận nông dân lại không tha thiết với sản xuất nông nghiệp; tình trạng nông dân bỏ ruộng diễn ra ở nhiều nơi.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, trong đó có việc quy hoạch, tổ chức sản xuất, tổ chức thu mua và thị trường tiêu thụ chưa gắn kết được với nhau. Người nông dân chỉ biết lo sản xuất ra hạt gạo, trái cây, con cá, con tôm... nhưng việc hợp đồng tiêu thụ giá bao nhiêu, lợi nhuận sản xuất sau thu hoạch như thế nào, thị trường tiêu thụ ở đâu người nông dân hoàn toàn không biết. 

Người nông dân cũng vẫn phải trả lời câu hỏi “nuôi con gì, trồng cây gì” và phần lớn họ trồng, chăn nuôi, sản xuất theo kinh nghiệm, theo những người xung quanh; vì thế việc nuôi, trồng còn theo hướng tự phát, đầu ra không bảo đảm.

Một vấn đề luôn được nhắc đến khi nói về nông nghiệp là tình trạng bị động trong tiêu thụ nông sản. Thực tế các doanh nghiệp mặc dù được hỗ trợ chính sách bình ổn giá cho người nông dân nhưng chưa thực sự đầu tư đến nơi, đến chốn mà trải qua nhiều tầng nấc trung gian. 

Điều này khiến người hưởng lợi không phải là nông dân mà chính các đối tượng trung gian. Chưa kể ruộng đồng manh mún, việc dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất diễn ra chậm… cũng là nguyên nhân khiến doanh nghiệp ngại đầu tư vào nông nghiệp. Từ đó dẫn tới giá trị sản xuất không cao, thị trường bấp bênh, nông dân thua thiệt.

Trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, cái gì cũng thông minh thì sản xuất nông nghiệp cũng phải thông minh, tức là theo địa chỉ tiêu thụ, phải có đầu ra ổn định, chắc chắn. Muốn vậy, cần có sự quy hoạch và quản lý quy hoạch các vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung theo hướng cánh đồng lớn gắn với các sản phẩm nông sản có lợi thế của vùng và của từng địa phương; quy hoạch hạ tầng giao thông, thủy lợi phục vụ sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản…

Cùng đó là các chính sách ưu đãi, hỗ trợ vay vốn từ phía ngân hàng cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Đặc biệt, rất cần xây dựng thương hiệu mạnh cho từng loại nông sản và định hướng sản xuất cho nông dân. Điều này sẽ tránh được bà con sản xuất theo phong trào, giải tỏa được câu chuyện về giải cứu nông sản,“được mùa rớt giá”.

Chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với thực hiện chương trình, mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là chủ trương đúng và được nhân dân đồng tình ủng hộ. Nhận diện được các khó khăn vướng mắc cũng như nhìn ra các vấn đề cần tháo gỡ sẽ góp phần từng bước làm thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống người dân.

Bắc Giang có 20 sản phẩm tham gia Lễ hội cây ăn quả có múi tỉnh Hòa Bình, Hội chợ nông nghiệp và sản phẩm OCOP khu vực phía Bắc”
(BGĐT)- Sáng 2-11, tại Trung tâm Hội chợ triển lãm tỉnh Hòa Bình, xã Sủ Ngòi (TP Hòa Bình), Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức khai mạc Lễ hội cây ăn quả có múi tỉnh Hòa Bình, Hội chợ nông nghiệp và sản phẩm OCOP khu vực phía Bắc năm 2019.
Tôn vinh 22 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu tỉnh Bắc Giang lần thứ II
(BGĐT) - Sáng 30-10, Hội Nông dân (HND) tỉnh Bắc Giang, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Công Thương phối hợp tổ chức lễ tôn vinh sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu tỉnh Bắc Giang lần thứ II và trao giải Cuộc thi Sáng tạo kỹ thuật nhà nông lần thứ VIII, năm 2019.
Công nhận 22 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu tỉnh Bắc Giang lần thứ II
(BGĐT) - Hội đồng bình chọn sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu lần thứ II tỉnh Bắc Giang năm 2019 vừa có quyết định công nhận sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của các địa phương trong tỉnh. 
Xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
(BGĐT) - Huyện Sơn Động vừa nghiệm thu hai mô hình nhà lưới sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại thôn Mỏ, xã An Châu.
Hội thi "Hội Nông dân đồng hành cùng Ngân hàng Nông nghiệp": Lợi ích kép
(BGĐT) - Hội thi "Hội Nông dân đồng hành cùng Ngân hàng Nông nghiệp" do Hội Nông dân (HND) tỉnh Bắc Giang và Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam (Agribank) Chi nhánh tỉnh Bắc Giang và Agribank Chi nhánh Bắc Giang II phối hợp tổ chức đang diễn ra sôi nổi, hấp dẫn. Hội thi vừa có ý nghĩa thúc đẩy phong trào văn hóa, văn nghệ ở các cấp HND, vừa tạo cơ hội để hội viên tìm hiểu, tiếp cận nguồn vốn vay phát triển sản xuất.
Sản xuất nông nghiệp hữu cơ - Hướng đi tất yếu
(BGĐT) - Giá bán cao, được thị trường ưa chuộng song ưu điểm hơn cả là sản xuất nông nghiệp hữu cơ cho sản phẩm an toàn, bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng. Đây là xu hướng canh tác tất yếu nhằm đáp ứng đòi hỏi thực tiễn và phát triển nông nghiệp bền vững.
Bắc Giang ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp: Tăng năng suất, giá trị nông sản
(BGĐT) - Tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nông dân nhiều nơi trong tỉnh Bắc Giang thu nhập hàng trăm triệu đồng, thậm chí cả tỷ đồng mỗi năm. Trên cơ sở kết quả đó, nhiều mô hình sản xuất tiên tiến tiếp tục được nhân rộng.

Bảo Châu 

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...