Thứ ba, 16/04/2024
Bắc giang 28 °C / 24 - 27 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Theo dòng sự kiện
icon
0.5 1.0 1.5
Chia sẻ:

Để Ngày Pháp luật có ý nghĩa

Cập nhật: 08:42 ngày 11/11/2019
(BGĐT) - Ngày Pháp luật Việt Nam 9-11 vừa qua được nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương hưởng ứng bằng các hoạt động thiết thực như đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân. 

Tuy nhiên, không ít đơn vị, địa phương vẫn còn “án binh bất động” hoặc chưa có những việc làm thiết thực để Ngày Pháp luật ngày càng có ý nghĩa tác dụng trong đời sống xã hội.

Theo Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, kể từ năm 2013, ngày 9-11 hằng năm được chọn là Ngày Pháp luật Việt Nam nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho toàn xã hội. Nghị định số 28/2013/NĐ-CP hướng dẫn việc tổ chức Ngày Pháp luật có thể dưới các hình thức như mít tinh, hội thảo, tọa đàm, tư vấn, thi tìm hiểu, tuyên truyền, phổ biến pháp luật và các hoạt động khác theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp. 

Theo đó, thời gian qua, Ngày Pháp luật đã được các cấp, các ngành, đoàn thể, địa phương hưởng ứng với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng. Trong đó công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật được quan tâm đẩy mạnh, công tác tổ chức thi hành pháp luật được tăng cường. 

Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật và ngành tư pháp đã kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức tốt Ngày Pháp luật. Nhờ đó mục đích, ý nghĩa của Ngày Pháp luật đã và đang lan tỏa sâu rộng trong đời sống xã hội. Ở nhiều địa phương, Ngày Pháp luật đã trở thành ngày hội của toàn dân, góp phần nâng cao ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật của tất cả mọi người.

Bên cạnh kết quả đạt được, nghiêm túc nhìn nhận, sau 6 năm tổ chức vẫn còn không ít cán bộ, người dân chưa biết có Ngày Pháp luật. Việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng ở nhiều nơi còn nặng về hình thức, nhẹ về hiệu quả. Nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương còn chưa vào cuộc, coi việc tổ chức Ngày Pháp luật là của Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật và của ngành tư pháp. 

Vì vậy ý nghĩa, tác dụng của Ngày Pháp luật chưa được phát huy rộng khắp trong nhân dân. Ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận cán bộ, nhân dân chưa cao, tình trạng vi phạm pháp luật còn khá phổ biến.

Để Ngày Pháp luật thực sự có ý nghĩa đòi hỏi các cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi trong tổ chức thực hiện, coi đây là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. 

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó chú trọng phát huy vai trò chủ động, tự giác, nêu gương của cán bộ, đảng viên trong học tập, nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật, đặc biệt là trong chấp hành pháp luật. Hưởng ứng Ngày Pháp luật, mỗi chúng ta cần có những hành động cụ thể, thiết thực, chung tay góp phần đưa pháp luật vào cuộc sống.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2018
Tối 9-11, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, HĐND, UBND TP Hà Nội đã tổ chức Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2018.
Bộ Công an mít-tinh hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam
Ngày 8-11, tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức Lễ mít-tinh hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và tổng kết 5 năm triển khai thi hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật trong Công an nhân dân. Thượng tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì buổi Lễ.

Hạnh Ngân

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...