Thứ bảy, 20/04/2024
Bắc giang 33 °C / 26 - 33 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Lập đường dây “nóng” xử lý lừa đảo

Cập nhật: 08:51 ngày 13/11/2019
(BGĐT) - Lập đường dây “nóng” để tiếp nhận, xử lý kịp thời phản ánh của người dân khi bị lừa đảo là sáng kiến hay trong khi hoạt động tội phạm lừa đảo đang diễn ra phức tạp ở nhiều địa phương trên cả nước.

Thời gian qua, với nhiều chiêu thức, thủ đoạn khác nhau, đặc biệt là sử dụng công nghệ cao, các đối tượng lừa đảo đã thực hiện trót lọt nhiều phi vụ, chiếm đoạt nhiều tiền, tài sản có giá trị, gây hoang mang, bức xúc trong xã hội.

Cảnh báo của cơ quan công an về các chiêu thức lừa đảo tinh vi hiện nay như: Thông qua kết nối mạng Internet, các đối tượng gọi đến số điện thoại thông báo chủ thuê bao đang nợ tiền cước, bị nhà mạng khởi kiện. Sau đó chúng nối máy với các đối tượng tự xưng là công an, viện kiểm sát dọa người bị hại liên quan đến rửa tiền, buôn ma túy. Để chứng minh sự trong sạch phải chuyển tiền đến tài khoản đối tượng chỉ định. Khi người bị hại chuyển tiền theo yêu cầu thì bị chiếm đoạt.

Thông qua các trang mạng Facebook, Zalo để làm quen và hứa gửi hàng, tiền, yêu cầu cung cấp địa chỉ, số điện thoại. Sau đó chúng đóng vai nhân viên bưu điện, hải quan thông báo cho bị hại hàng có vi phạm, muốn nhận phải chuyển tiền phạt vào tài khoản do chúng chỉ định và bị chiếm đoạt.

Cũng thông qua các trang mạng xã hội, đối tượng chiếm đoạt quyền kiểm soát tài khoản cá nhân của bị hại. Rồi sử dụng tài khoản đó để nhắn tin cho người thân, bạn bè của chủ tài khoản chuyển tiền, nạp thẻ điện thoại theo hướng dẫn để chúng chiếm đoạt.

Ngoài ra đối tượng còn sử dụng các chiêu thức nhắn tin thông báo người bị hại trúng giải thưởng lớn, chung chi kết quả lô đề để lừa đảo…

Cơ quan công an khuyến cáo, công an không bao giờ trao đổi thông tin vụ án qua điện thoại. Khi có yêu cầu làm việc sẽ có giấy mời hoặc giấy triệu tập gửi đến người dân. Mặt khác, cơ quan công an cũng không có tài khoản ngân hàng mang tên cá nhân và không yêu cầu đương sự phải chuyển tiền để chứng minh vô tội. Người dân cần lưu ý tất cả số điện thoại giả mạo theo số máy của cơ quan chức năng được thực hiện qua mạng Internet, nếu chỉ kiểm tra số máy gọi đến qua tổng đài 1080 sẽ không phát hiện được.

Từ thực trạng trên, nhiều ý kiến đề xuất cùng với đẩy mạnh tuyên truyền nhằm giúp người dân nhận biết các chiêu thức lừa đảo cần lập đường dây “nóng” để người dân thuận tiện tố giác tội phạm. Tại một số tỉnh, cơ quan công an đã thiết lập đường dây “nóng”, công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng và đặt biển báo bên đường để người dân dễ biết.

Đồng thời, có ý kiến đề xuất để đường dây này không "nguội", không thành "phong trào", ngành công an cần xây dựng thêm quy định, quy chế ràng buộc trách nhiệm của tập thể, cá nhân khi tiếp nhận thông tin qua đường dây “nóng” để vào cuộc xử lý hiệu quả, như vậy mới góp phần ngăn chặn tình trạng lừa đảo.

Lập đường dây nóng tiếp nhận thông tin phản ánh về Kỳ thi THPT quốc gia
(BGĐT) - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố số điện thoại đường dây nóng và thanh tra tiếp nhận thông tin phản ánh về kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 tỉnh Bắc Giang.
Công bố đường dây nóng bảo đảm trật tự an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5
Nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đã thiết lập hệ thống số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận ý kiến phản ánh của người dân về hoạt động vận tải, tình hình trật tự an toàn giao thông xảy ra trong dịp nghỉ lễ.
Bộ Công an cảnh báo về dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến ví điện tử PayAsian
Ngày 1-11, Bộ Công an phát đi thông tin cảnh báo về dấu hiệu huy động vốn, kinh doanh đa cấp trái phép và lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến ví điện tử PayAsian.
Bắt giam vợ cựu cán bộ công an lừa đảo chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng
Đối tượng Trần Thị Như Ý (ngụ phường Phước Vĩnh, TP Huế; vợ một cán bộ Công an tỉnh Thừa Thiên -Huế) đã sử dụng chiêu trò dẫn dụ vay mượn tiền, góp vốn kinh doanh với lãi suất cực cao để lừa đảo rất nhiều người dân tại Huế và các địa phương khác, qua đó chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng.
Đối tượng lừa đảo hơn 160 tỷ đồng ra trình diện
Liên quan vụ lừa đảo với số tiền chiếm đoạt hơn 160 tỷ đồng thông qua hình thức huy động vốn kinh doanh vải tại Bình Dương, ngày 22-9, đối tượng Trương Thị Cao Thảo (sinh năm 1986, hộ khẩu thường trú: Thủ Dầu Một, Bình Dương), đã đến cơ quan công an trình diện.
Lĩnh án tù do lừa đảo xin việc
(BGĐT)-Ngày 18-9, TAND huyện Việt Yên (Bắc Giang) mở phiên tòa xét xử Bùi Thị Kim Ngân (SN 1992) ở thôn Như Thiết, xã Hồng Thái (Việt Yên) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. 

Trần Anh

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...