Thứ bảy, 20/04/2024
Bắc giang 30 °C / 26 - 35 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Phòng ngừa tai nạn lao động trong xây dựng

Cập nhật: 21:00 ngày 30/11/2019
(BGĐT) - Những tháng cuối năm, hoạt động xây dựng diễn ra sôi động. Đi kèm theo đó là nỗi lo về an toàn lao động, nhất là tại các công trình do cai thầu đảm nhiệm thi công.
Sáng 29-11-2019, tại xã Nội Hoàng, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) xảy ra vụ tai nạn lao động trong quá trình thi công nhà ở của một hộ dân. Trong khi ông Dương Văn Thăng ở thôn Trung và ông Dương Văn Toản trú tại thôn Sy (cùng xã Nội Hoàng) tiến hành lắp đặt giàn giáo để trát phía ngoài tầng hai công trình xây dựng của gia đình ông Nguyễn Văn Minh ở thôn Trung thì bị ngã xuống đất. Hậu quả, ông Thăng tử vong trên đường đi cấp cứu; ông Toản bị thương nặng được điều trị tại bệnh viện. Theo một số nhân chứng, nguyên nhân vụ tai nạn là do hệ thống chân chống giàn giáo không chắc dẫn đến bị sập. 
Trước đó vài ngày cũng xảy ra vụ tai nạn lao động tại một công trình xây dựng dân dụng ở tổ Thành Bắc, phường Xương Giang, TP Bắc Giang (Bắc Giang). Nạn nhân là chị Nguyễn Thị Ngọc Ánh (SN 1985) ở thôn Vinh Sơn, xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang (Bắc Giang). Chị Ánh là thợ phụ hồ tại công trình xây dựng dân dụng trên. Một số người dân cho biết, trong quá trình làm việc, chị Ánh không may trượt chân ngã từ tầng ba xuống đất dẫn tới chấn thương sọ não và tử vong sau đó.
Không chỉ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang mà trên phạm vi cả nước gần đây xảy ra không ít vụ tai nạn lao động trong quá trình xây dựng công trình. Đơn cử như vụ tai nạn vào khoảng 17 giờ ngày 24-11 tại gia đình anh Nguyễn Thế Anh  ở tổ 4, khu Bí Thượng, Phương Đông, TP Uông Bí (Quảng Ninh). Trong lúc nhóm thợ gồm 5 người đang xây cổng nhà cho gia đình này thì mái cổng bị sập khiến anh Đỗ Đăng Thanh (trú tại tổ 6, khu Bí Trung 1, Phương Đông, TP Uông Bí) và anh Phạm Văn Nhất (trú tại xã Đồng Quang, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương) tử vong. 
Theo tổng hợp của ngành chức năng, tai nạn lao động xảy ra nhiều nhất trong lĩnh vực xây dựng, xây lắp các công trình dân dụng và công nghiệp. 
Trong đó, 55% do ngã, 24% vướng các vấn đề về điện, 10% do sập đổ thiết bị trên công trình, 10% liên quan đến phương tiện bảo vệ cá nhân.

Nguyên nhân là do phần lớn thợ xây là lao động phổ thông, chưa được đào tạo hoặc huấn luyện nên thiếu kiến thức về an toàn vệ sinh lao động. Lực lượng này chủ yếu ở các vùng quê lên thành phố kiếm sống, làm việc theo kinh nghiệm dưới sự điều hành của một cai xây dựng nên ý thức tự bảo vệ mình trong quá trình làm việc chưa tốt. 

Thực tế hiện nay cho thấy tại các công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ, người sử dụng lao động, nhất là cai thầu thường không huấn luyện an toàn lao động cho thợ, không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn, thiết bị không đảm bảo an toàn lao động. Thợ xây chủ yếu vẫn đội mũ mềm, mũ cối, ít sử dụng mũ bảo hộ; nhiều người làm việc trên cao, vị trí nguy hiểm nhưng không có đai bảo vệ. Khi được hỏi nhiều người trả lời rằng mang trang thiết bị bảo hộ lao động làm việc vướng víu khó chịu nên không thích. 

Một nguyên nhân khác là hầu hết các nhóm thợ xây, kể cả cai không học qua trường lớp nào (chủ yếu làm theo kinh nghiệm) nên trong quá trình thi công nhiều trường hợp chống trần, làm giàn giáo không bảo đảm kỹ thuật dẫn tới đổ, sập gây thương vong về người.

Tai nạn lao động nói chung, tai nạn trong lĩnh vực xây dựng nói riêng là điều không ai mong muốn bởi không chỉ gây thương vong về người mà còn nảy sinh nhiều hệ lụy xã hội khác (mất đi trụ cột trong gia đình hoặc tàn phế suốt đời...) Từ những vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra thời gian qua, có lẽ những người làm nghề xây dựng cần nhận thức rõ về vấn đề này, từ đó tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết và chấp hành nghiêm các quy định về an toàn lao động trong quá trình làm việc. 

Chính quyền các cấp, ngành chức năng đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động, trước hết là cho những người sử dụng lao động, cai thầu xây dựng, đồng thời tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực này, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, bảo đảm an toàn lao động trong quá trình thi công xây dựng công trình. 

Bắc Giang: Tai nạn lao động, ba người thương vong
(BGĐT) - Sáng ngày 19-9, tại một công trình xây dựng nhà dân trên địa bàn TP Bắc Giang xảy ra vụ tai nạn lao động. Hậu quả khiến 3 người thương vong, đều trú tại xã Xuân Hương (Lạng Giang).
Bắc Giang: Liên tiếp xảy ra hai vụ tai nạn lao động tại Công ty TNHH Khải Thần Việt Nam
(BGĐT) - Khoảng 16 giờ ngày 16-9, tại Công ty TNHH Khải Thần Việt Nam, thôn Già Khê Núi, xã Tiên Hưng (Lục Nam) xảy ra vụ tai nạn lao động.
Công bố kết quả điều tra hai vụ tai nạn lao động tại Công ty TNHH Khải Thần Việt Nam
(BGĐT)- Đoàn điều tra tai nạn lao động (TNLĐ) gồm: Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (trưởng đoàn), Liên đoàn Lao động tỉnh, Sở Y tế vừa kết thúc việc điều tra hai vụ TNLĐ làm chết người tại Công ty TNHH Khải Thần Việt Nam, đóng tại thôn Già Khê Núi, xã Tiên Hưng (Lục Nam). 
Cần Thơ: Tai nạn lao động tại công trình Khu đô thị mới Thới Lai, 5 người bị thương
Đại diện lãnh đạo UBND huyện Thới Lai (TP Cần Thơ) cho biết, một vụ tai nạn lao động vừa xảy ra tại công trình xây dựng Khu đô thị mới Thới Lai.
Tổ chức hiệu quả hoạt động huấn luyện, ngăn ngừa tai nạn lao động
(BGĐT) - Chiều 18-10, đoàn giám sát liên ngành T.Ư do đồng chí Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh Bắc Giang về việc thực hiện chính sách an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) giai đoạn 2016-2018.
Huy Nam
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...