Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 29 °C / 25 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Cải thiện tầm vóc

Cập nhật: 08:58 ngày 13/12/2019
(BGĐT) - Vấn đề chiều cao, thể lực của con trẻ luôn là mối quan tâm của mỗi gia đình nói riêng và toàn xã hội nói chung. Tuy nhiên, người Việt lại đang đứng thứ tư trên bảng xếp hạng những nước mà công dân có chiều cao khiêm tốn nhất thế giới.

Thống kê cho thấy, 30 năm qua, người Việt Nam có cao lên nhưng không nhanh, chỉ cao thêm được 3 cm. Hiện chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt Nam là 164,4 cm, kém 8 cm so với Nhật Bản và 10 cm so với Hàn Quốc; ở nữ là 153,4 cm, thấp hơn chuẩn chung trên 10 cm.

Có nhiều nguyên nhân khiến chiều cao của người Việt còn hạn chế, trong đó nguyên nhân chính là do chế độ dinh dưỡng và quá trình rèn luyện thể lực chưa đạt yêu cầu và hiệu quả. Không đề cập đến dinh dưỡng, nếu tính trẻ em trong độ tuổi phát triển dành bao nhiêu giờ mỗi ngày cho việc rèn luyện thể dục thể thao sẽ khiến chúng ta phải suy nghĩ.

Cứ để ý ở Công viên Hoàng Hoa Thám (TP Bắc Giang), buổi sáng, buổi chiều thấy cơ bản người già, đàn ông- phụ nữ trung tuổi tập thể dục, đạp xe, đi bộ. Con trẻ dù số ít có thích thể dục đi nữa thì thời gian đó còn dành đến trường, đi học thêm hay lo bài vở. Còn đa phần, thể dục chưa tạo thành thói quen hằng ngày hay niềm yêu thích của trẻ nhỏ, so với các nhu cầu khác như nghe nhạc, xem ti vi, chơi điện tử của chúng.

Ở nhà là vậy, còn ở trường, nơi trẻ dành gần như cả hai buổi ở đó thì môn thể dục hay việc tập thể dục giữa giờ vẫn chưa được coi trọng đúng mức. Bao năm trẻ con vẫn tập bài vươn thở, quay phải, quay trái, một vài động tác chân tay lườn bụng, nhảy cao, nhảy xa… với số tiết học khá khiêm tốn. 

Chưa kể, nhiều trường tiết học thể dục thường được các thầy cô dạy Văn, Toán “xin” để bù chương trình hay cho học sinh nghỉ ngơi, chơi tự do. Đặc biệt, ngành giáo dục lại không chấm điểm môn này, chỉ tính “Đạt” hay “Không đạt” thì không thể khuyến khích học sinh ham và chăm tập thể dục được.

Nhiều bố mẹ tặc lưỡi nói "chiều cao không nói lên tất cả" khi thấy con còi, chậm phát triển. Điều đó có thể không sai nhưng rõ ràng, kể cả khi thấp bé nhẹ cân mà con trẻ yêu thích thể dục, chăm tập thể thao cũng khiến bọn trẻ khỏe và có tinh thần tốt hơn.

Chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và Công tác Gia đình tỉnh sáng 12-12, Phó Chủ tịch UBND tỉnh- Trưởng Ban chỉ đạo Lê Ánh Dương cũng băn khoăn khi đề cập đến việc phải làm sao cải thiện tầm vóc, thể lực của trẻ em trong tỉnh. 

“Kinh tế Bắc Giang có nhiều bước phát triển, thuộc nhóm các tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao, vậy không cớ gì tầm vóc con trẻ lại xếp ở mức dưới trung bình so với toàn quốc” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh.

Đúng là kinh tế phát triển, chúng ta có thể cho trẻ ăn ngon, đủ chất nhưng không tập thể dục, không yêu thích thể thao thì rất khó để có một thế hệ người Việt có tầm vóc chuẩn trong khu vực chứ chưa nói đến quốc tế.

"Đi bão"
(BGĐT) - Sau khi đội bóng đá nam U22 Việt Nam đoạt huy chương Vàng SEA Games 30 đêm 10-12, hàng triệu người hâm mộ cả nước đã xuống đường “đi bão”. Thống kê của cơ quan công an, trong ngày này toàn quốc đã xảy ra 50 vụ tai nạn giao thông, làm chết 31 người, bị thương 35 người.
“Từ mẫu” ở đâu?
(BGĐT) - Không thể tin nổi, một bệnh viện lớn ở Thủ đô, có bề dày hơn 119 năm lại làm một việc không có “y” mà cũng chả có “đức”, đó là gian lận khi làm xét nghiệm HIV và viêm gan B. Tất cả đang diễn ra tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội).
“Hội chứng đám đông”
(BGĐT) - Trong khi cơ quan công an đang xác minh nhóm người “ăn xin mặt đen” với những biểu hiện kỳ quặc gây hoang mang dư luận thì mạng xã hội xuất hiện hình ảnh “người mặc đồ đen” phiên bản nhái. Dù với mục đích gì song đó là điều nguy hiểm cho chính họ, vi phạm pháp luật.
“Dạy chữ” gắn với “dạy người”
(BGĐT) - Một trong những nội dung quan trọng mà Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo tại Chỉ thị số 31/CT-TTg về tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên, đó là “dạy chữ” phải đi đôi với “dạy người”.
Bảo đảm cung cầu thực phẩm dịp Tết
(BGĐT) - Giá thịt lợn thời gian qua tăng phi mã, liên tục cán kỷ lục mới, trong khi nhu cầu thực phẩm vào mùa cưới và dịp Tết tăng mạnh. Làm gì để bảo đảm cung cầu thực phẩm nói chung, thịt lợn nói riêng trong dịp Tết là vấn đề đặt ra.

Bảo Châu

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...