Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 26 °C / 24 - 27 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Gỡ “điểm nghẽn” cho “tam nông”

Cập nhật: 08:49 ngày 17/12/2019
(BGĐT) - Tháo gỡ vướng mắc, liên kết 6 nhà, kiến tạo chuỗi giá trị nông sản” là vấn đề mà Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương cần tập trung giải quyết, khắc phục những “điểm nghẽn” trong “tam nông” (nông nghiệp, nông thôn, nông dân) hiện nay.

Thực tế cho thấy, vấn đề “tam nông” cả nước nói chung, Bắc Giang nói riêng đang gặp những “điểm nghẽn”, đó là: Thiếu cơ chế để bảo đảm và tăng cường liên kết “6 nhà” (nhà nông – nhà nước – nhà khoa học – ngân hàng – doanh nghiệp – nhà phân phối) để phát huy tối đa nguồn nội lực của các “nhà” này trong sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân.

Quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún do còn vướng mắc về tích tụ đất đai để sản xuất với quy mô lớn, tập trung, chuyên canh; Trình độ của người nông dân trong việc tính toán, xây dựng kế hoạch sản xuất, gắn kết với thị trường để tiêu thụ nông sản còn nhiều hạn chế. Tình trạng sản xuất, cung ứng, sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng, giá cả không ổn định đang diễn ra phổ biến ở nhiều nơi, gây nhiều tác hại đến chất lượng an toàn thực phẩm và môi trường.

Những bất cập trong mối quan hệ định hướng, hỗ trợ giữa tổ chức Hội Nông dân với hội viên và nông dân trong tổ chức sản xuất, xây dựng nông thôn mới, cải thiện và nâng cao mức sống của nông dân. Những “điểm nghẽn” trên khiến tiềm năng, lợi thế của “tam nông” chưa được khai thác đạt hiệu quả cao nhất; năng suất, sản lượng, chất lượng nông sản còn thấp, chưa đồng đều, sức cạnh tranh yếu. Điều này dẫn đến thâm dụng lao động, tài nguyên đất, lãng phí nguồn nước, gây ô nhiễm môi trường… 

Để giải quyết những “điểm nghẽn” trên, Thủ tướng Chính phủ cho rằng cần thực hiện các giải pháp đồng bộ, các bộ, ngành liên quan cần xem mình có trách nhiệm gì trong việc hỗ trợ một số công việc thuộc phạm vi quản lý cho nông dân; các địa phương cần có cơ chế, chính sách phù hợp và cách làm sáng tạo; Nhà nước quan tâm rồi nhưng người nông dân cũng phải tự đổi mới. Bắc Giang là vùng trọng điểm phát triển nông nghiệp. Để tháo gỡ “điểm nghẽn” cho “tam nông” cần đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp, đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ; xây dựng các vùng nông sản tập trung đáp ứng tiêu chuẩn quản lý chất lượng và truy xuất nguồn gốc, chủ động xuất khẩu.

Cần đánh giá, rà soát lại các cơ chế, chính sách hiện có trong lĩnh vực hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhất là các chính sách liên quan đến tín dụng, thương mại, đầu tư, chế biến, tạo cơ chế thông thoáng, hấp dẫn doanh nghiệp tham gia đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, góp phần hỗ trợ bao tiêu sản phẩm. Tiếp tục đẩy mạnh, xúc tiến tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm, tạo điều kiện hỗ trợ tối đa người dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

Đòi hỏi cao hơn về chất lượng nông sản
(BGĐT) - Cùng vào dịp Hội chợ cam, bưởi và các sản phẩm đặc trưng huyện Lục Ngạn năm 2019, hơn 1 tấn trái cây và nông sản tiêu biểu của Bắc Giang đã có mặt tại siêu thị Thành Công (Hà Nội) để cung ứng cho người tiêu dùng Thủ đô. Chiếm lĩnh thị trường bằng sản phẩm chất lượng cao là xu hướng tất yếu cho nông sản Bắc Giang.
Những cái “nóng” dịp cuối năm
(BGĐT) - Do đặc thù là khoảng thời gian đón hai cái tết (Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán) cho nên nhiều vấn đề “nóng” phát sinh vào dịp cuối năm. Cần làm gì để giải quyết những vấn đề này?
Bảo đảm cung cầu thực phẩm dịp Tết
(BGĐT) - Giá thịt lợn thời gian qua tăng phi mã, liên tục cán kỷ lục mới, trong khi nhu cầu thực phẩm vào mùa cưới và dịp Tết tăng mạnh. Làm gì để bảo đảm cung cầu thực phẩm nói chung, thịt lợn nói riêng trong dịp Tết là vấn đề đặt ra.
Trần Anh
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...