Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 36 °C / 27 - 39 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Cải thiện năng suất lao động

Cập nhật: 07:40 ngày 11/02/2020
(BGĐT) - Sau hơn 30 năm đổi mới, chúng ta đạt nhiều thành tựu lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, song năng suất lao động so với nhiều nước trong khu vực và thế giới còn thấp, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của nền kinh tế. Để khắc phục tình trạng này, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị về giải pháp tăng năng suất lao động quốc gia.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, nếu tính theo giá trị sức mua tương đương, năng suất lao động nước ta chỉ bằng khoảng 7,3% năng suất lao động của Singapore; 19% của Malaysia; 37% của Thái Lan; 44,8% của Indonesia; 55,9% của Philippines.

Điều này cho thấy nền kinh tế của chúng ta phải đối mặt với thách thức rất lớn trong thời gian tới để có thể bắt kịp mức năng suất lao động của các nước, do vậy, việc cải thiện năng suất lao động là nhiệm vụ cấp thiết nhằm thúc đẩy tăng trưởng, vượt qua bẫy thu nhập trung bình, tránh tụt hậu, thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trên thế giới.

Bắt nhịp với công cuộc đổi mới của đất nước, từ một tỉnh thuần nông, Bắc Giang đã có bước tiến lớn về mọi mặt, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Từ chỗ sản xuất nông nghiệp tự cung tự cấp đã chuyển mạnh sang sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Hiện nay nhiều loại nông sản của tỉnh có quy mô sản xuất đứng trong tốp đầu cả nước như cây ăn quả các loại, chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Tuy nhiên, về năng suất lao động, Bắc Giang cũng không là ngoại lệ so với các tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong đó những rào cản về năng suất lao động có thể thấy là quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, công nghệ lạc hậu, ứng dụng cơ giới vào sản xuất nông nghiệp chưa cao, tỷ lệ lao động được đào tạo nghề còn thấp, tác phong công nghiệp còn hạn chế…

Hệ lụy của tình trạng trên dẫn đến sản lượng, chất lượng sản phẩm thấp, chưa đồng đều, giá thành cao, sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường thấp.

Một trong những giải pháp nâng cao năng suất lao động mà Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu là ngành chức năng cần xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện phong trào "Năng suất lao động quốc gia"; chọn một số lĩnh vực, một số địa phương thực hiện thí điểm Chương trình thúc đẩy tăng năng suất lao động, từ đó nhân rộng ra toàn bộ nền kinh tế; xây dựng Chiến lược quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ, ưu tiên phát triển doanh nghiệp công nghệ số, doanh nghiệp công nghệ cao thiết kế, sáng tạo và sản xuất tại Việt Nam.

Cùng với triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp về tăng năng suất lao động quốc gia theo Chỉ thị trên, có ý kiến cho rằng, với Bắc Giang giải pháp cần quan tâm trước tiên là khắc phục những hạn chế trong công tác đào đạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và khuyến khích các doanh nghiệp, chủ trang trại, hộ gia đình đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới, nhất là công nghệ số vào hoạt động sản xuất, kinh doanh qua đó sẽ tạo chuyển biến mới về tăng năng suất lao động.

Năng suất lao động
(BGĐT) - “Tôi bận lắm”, “tôi bị áp lực công việc, vất vả quá”, “anh kia đi muộn về sớm, sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về”… đó là các trạng thái phản ánh người chăm chỉ, kẻ xao nhãng, lười biếng. Nhưng hiệu quả công việc đến đâu thì lại là vấn đề của năng suất lao động.
Năng suất lao động Việt Nam vẫn thua xa Thái Lan
Bình quân mỗi người Việt Nam năm 2018 làm ra 102,2 triệu đồng nếu so với sức mua tương đương (PPP) 2011 thì cao hơn Campuchia nhưng chỉ bằng 37% của Thái Lan.
Mấu chốt để tăng năng suất lao động là cơ cấu lại nền kinh tế
Vấn đề năng suất lao động của Việt Nam còn thấp, khiến sức cạnh tranh của nền kinh tế còn hạn chế. Vậy giải pháp nào để cải thiện tình trạng này, bên lề kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XIV, đại biểu Lê Quang Huy (Đoàn Nghệ An), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội) đã trao đổi xung quanh vấn đề này.
Năng suất lao động quyết định phát triển của nền kinh tế
Tại Hội thảo về “Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế: Cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách cho Việt Nam” tổ chức ngày 24-1 tại Hà Nội, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - Vũ Tiến Lộc cho rằng đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất lao động (NSLĐ) là nhiệm vụ trọng yếu, trong đó vấn đề nâng cao NSLĐ được xác định là nội dung có tính quyết định của việc phát triển nền kinh tế.
Cải cách tiền lương sẽ tạo động lực nâng cao năng suất lao động
Ban chỉ đạo (BCĐ) Trung ương về “Cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi với người có công” đã triển khai khảo sát chính sách tiền lương (CSTL) ở nhiều bộ, ngành, đơn vị. Đây là một vấn đề rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập, đời sống của người lao động và tác động đến các lĩnh vực KT-XH, đòi hỏi phải cân nhắc kỹ cả về nội dung cải cách và lộ trình thực hiện.
Năng suất lao động của Việt Nam rất thấp trong khu vực
TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) mới đây nêu cảnh báo: Tăng trưởng của Việt Nam đang giảm khá nhanh và nếu chỉ duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 6%/năm thì ước tính Việt Nam phải mất gần 20 năm nữa mới đạt mức thu nhập bình quân đầu người của Malaysia năm 2010 và hơn 10 năm nữa mới bằng Thái Lan năm 2010. Để thoát khỏi tình trạng này, tăng trưởng năng suất lao động (NSLĐ) đóng vai trò cốt yếu. 
Tăng năng suất lao động nhờ chuẩn hóa công nghệ
(BGĐT) - Thực hiện phương châm "Hội nhập- Hợp tác- Cạnh tranh" theo chỉ đạo của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, hiện các cửa hàng, khâu quản lý, kinh doanh của Công ty Xăng dầu Hà Bắc đều được cải thiện về điều kiện làm việc, qua đó năng suất lao động tăng lên rõ rệt.
Nghỉ lễ dài ngày có liên quan đến năng suất lao động thấp?
Thực tế này lý giải phần nào về lý do năng suất lao động của các doanh nghiệp trong những tháng đầu năm luôn thấp hơn các tháng còn lại.

Trần Anh 

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...