Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 32 °C / 26 - 31 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Có nên giảm tải các kỳ thi?

Cập nhật: 08:44 ngày 18/03/2020
(BGĐT) - Thầy giáo Nguyễn Xuân Khang - Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội) vừa gửi tâm tư tới Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ và Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung về giảm tải một số môn thi tốt nghiệp THPT và thi vào lớp 10.

Trước dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, kiến nghị này nhận được nhiều sự quan tâm của phụ huynh và học sinh.

Theo đó, thầy Khang đề nghị hai nội dung: Về kỳ thi THPT quốc gia năm 2020, đề nghị chỉ thi các môn: Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ; bỏ các bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội. Về kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2020-2021 của TP Hà Nội, thầy Khang cũng đề nghị chỉ thi các môn: Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ; bỏ môn thi thứ tư (là một trong các môn: Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa, Giáo dục công dân được chọn ngẫu nhiên vào cuối tháng 3).

Cùng với kiến nghị giảm bớt môn thi, thầy Hiệu trưởng Trường Marie Curie đề cập nội dung đề thi năm nay cũng cần có những điều chỉnh và nên sớm ban hành đề minh họa các môn thi, giúp học sinh và các nhà trường có kênh tham khảo chính thức để ôn tập và yên tâm về định hướng ra đề trong năm học “đặc biệt” này.

Lý giải về việc đưa ra kiến nghị này, thầy Khang chia sẻ: "Tôi đề xuất giảm bớt một số môn thi trong các kỳ thi nói trên, trước hết là nhằm giảm áp lực cho giáo viên và học sinh cuối cấp, giúp người dân thêm tin tưởng, yên tâm, đồng lòng chống dịch Covid-19. Đồng thời giảm được đáng kể quy mô tổ chức các kỳ thi đó của Bộ và TP Hà Nội”.

Có thể nói năm 2019-2020 là năm học đặc biệt của ngành Giáo dục. Sau kỳ nghỉ Tết, học sinh đi học được một tuần, sau đó, vì dịch Covid-19, đa phần học sinh từ mầm non tới THCS trong toàn quốc chưa trở lại trường.

Ở Bắc Giang, do nghỉ học quá dài ngày, nhiều trường tổ chức dạy học trực tuyến cho học sinh, tuy nhiên không phải địa phương, nhà trường, giáo viên, học sinh… nào cũng có đủ điều kiện để dạy và học. Chưa kể, với học sinh TP gia đình còn có máy tính, học sinh nông thôn, địa bàn khó khăn thì vô cùng khó khăn, nan giải.

Sẽ là thiệt thòi và không công bằng cho học sinh các vùng miền trong cả nước nói chung và Bắc Giang nói riêng khi nơi thì được học trực tuyến, học qua truyền hình, nơi không thể học được. Theo đó, kiến thức các em hấp thụ được cũng sẽ khác nhau nên phần nào ảnh hưởng tới kết quả khi làm đề thi chung quốc gia.

Trong khi trước đó ít ngày, Văn phòng Chính phủ đã truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, trong đó có nội dung liên quan đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo: “Giảm nhẹ chương trình, rút ngắn thời gian học nhưng phải bảo đảm chất lượng học tập”.

“Chống dịch như chống giặc”, vậy nên chăng, thi cử trong “thời chiến” cũng cần có những thay đổi cho phù hợp, khác với “thời bình”. Bởi hơn hết, bảo đảm sức khỏe của nhân dân, giáo viên, phụ huynh và học sinh mới là quan trọng, trong mùa Covid này.

Hạn chế hội họp không cần thiết
(BGĐT) - Mùa dịch Covid-19, rất nhiều cuộc họp trực tuyến, các cuộc gặp mặt, giao lưu… đều hủy bỏ, tạm hoãn. Một số cơ quan, doanh nghiệp cho người lao động làm việc tại nhà, học trực tuyến. Nhiều người bảo, trong cái rủi (vì dịch bệnh) lại ló ra cái hay, tiết kiệm thời gian, ngân sách và hạn chế nhiều những cuộc họp không cần thiết.
Đeo khẩu trang nơi công cộng
(BGĐT) -Từ hôm nay 16/3/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang tại các nơi công cộng có tập trung đông người, như siêu thị, sân bay, nhà ga, bến xe, trên các phương tiện giao thông công cộng... 
“Giải cứu” người lao động mất việc làm
(BGĐT) - Do ảnh hưởng của dịch Covid- 19, nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn, thậm chí có doanh nghiệp phải dừng hoạt động, người lao động không có việc làm. Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người sản xuất vượt qua khó khăn, Chính phủ đang tích cực chỉ đạo thực hiện các gói “giải cứu” như giảm lãi suất, giãn nợ tín dụng, gia hạn thuế và tiền thuê đất…

Bảo Châu

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...