Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 30 °C / 25 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Thời điểm không được chủ quan

Cập nhật: 09:47 ngày 13/04/2020
(BGĐT) - Đang ở những ngày cuối cả nước thực hiện giãn cách xã hội; số ca nhiễm Covid-19 của chúng ta đang được kiểm soát tốt và ít hơn; tuy nhiên đã thấy rõ sự chủ quan của không ít người dân.

Tại cuộc giao ban báo chí trực tuyến về công tác phòng, chống dịch Covid-19 ngày 10/4, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chấn chỉnh, tất cả người dân không được chủ quan trong giai đoạn này.

“Chúng ta đã chiến thắng từng trận đánh nhưng cả cuộc chiến vẫn còn ở phía trước. Do đó, chúng ta cần đồng lòng, có niềm tin, ủng hộ các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo, hướng dẫn của ngành y tế”, Phó Thủ tướng nói.

Có thể thấy báo chí trung ương, địa phương không ngày nào không phản ánh, phê phán các trường hợp không thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ; nhiều doanh nghiệp, cá nhân bị xử phạt, thậm chí phải xử lý hình sự song dường như không có tác dụng.

Người dân đổ ra đường đông hơn, cả người lẫn xe. Những nơi công cộng, khuôn viên, vỉa hè người dân thoải mái ngồi túm tụm trò chuyện, đi bộ, bất chấp khuyến cáo hạn chế ra khỏi nhà và giãn cách tối thiểu 2 mét.

Nhiều người bảo có vẻ như ở Việt Nam chưa có ca bệnh nào tử vong nên dân tình chưa sợ. Cũng có thể do số ca mắc mới mấy ngày gần đây ít nên tâm lý không lo. Và nữa, chắc hẳn nhiều người cảm thấy ngột ngạt, bí bách sau nhiều ngày chỉ ở trong nhà nên muốn thò mặt ra đường…

Đấy là lý do, còn Chỉ thị, quy định, luật pháp vẫn phải thực hiện. Chưa kể, trên thế giới, nhiều quốc gia đã phải trả giá quá đắt cho sự chủ quan, coi thường dịch bệnh, “nói không với khẩu trang”.

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến ngày một khó lường. Ở Hàn Quốc bệnh nhân khỏi rồi lại mắc. Còn ở Việt Nam, nhiều ca bệnh đang trong quá trình điều trị âm tính vài lần, chuẩn bị xuất viện lại dương tính. Ngay như bệnh nhân số 243, do quá trình ủ bệnh kéo dài, người bệnh di chuyển nhiều nơi đã dẫn tới lây sang cho nhiều người và nhiều địa bàn nơi bệnh nhân tiếp xúc phải cách ly.

Không ai biết mình có mắc bệnh hay không. Cũng không thể biết bản thân hay gia đình mình, khu phố, làng xóm mình sinh sống có thể bị phong tỏa bất cứ lúc nào, nếu mỗi người không chấp hành nghiêm việc hạn chế đi lại, giãn cách xã hội, tuân thủ các hướng dẫn của Bộ Y tế.

Không thể viện lý do ra đường đi bộ, đi dạo, tập thể dục hay vì ở nhà lâu chán quá mà đó là ý thức, trách nhiệm với bản thân và cộng đồng. Cao hơn nữa đó còn là cách hành xử của người có văn hóa, yêu nước và một tinh thần thượng tôn pháp luật. Và nếu, khi không tự ý thức được thì cần phải xử lý nghiêm minh để làm gương.

Để không còn lo thiếu máu
(BGĐT) - Nỗi lo thiếu máu trị bệnh cứu người không phải đến bây giờ, vào những ngày cả nước dồn sức chống dịch Covid-19 mới hiện hữu. Cách đây 20 năm, để giải quyết tình trạng thiếu nguồn máu dự trữ trong các cơ sở y tế, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 7/4 hàng năm là ngày “Toàn dân hiến máu tình nguyện”.
Đưa nhanh chính sách vào cuộc sống
(BGĐT) - Nhằm kịp thời hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa họp bàn chính sách, biện pháp bảo đảm an sinh xã hội với tinh thần quyết tâm “không ai bị bỏ lại phía sau”. Theo đó, một gói chính sách hơn 61.500 tỷ đồng dành cho gần 20 triệu người thụ hưởng sẽ được triển khai thực hiện trong thời gian sớm nhất có thể. Vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để chi đúng, chi đủ, chi nhanh nhất cho người khó khăn?
Nghiêm trị hành vi xâm hại trẻ em
(BGĐT) - Giữa những ngày toàn toàn Đảng, toàn quân, toàn dân dồn sức chống dịch Covid-19, ở một số nơi đã xảy ra các vụ việc xâm phạm trẻ em rất nghiêm trọng. Dư luận nhân dân bức xúc kiến nghị các cơ quan có trách nhiệm sớm điều tra làm rõ hành vi, kịp thời nghiêm trị đối tượng xâm hại trẻ em.

Hồng Châu

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...