Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 27 °C / 26 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Ngăn chặn trục lợi chính sách

Cập nhật: 08:48 ngày 28/04/2020
(BGĐT) - Giữa lúc dịch Covid- 19 diễn biến phức tạp thì tin vui đến với người nghèo, người không có việc làm, thu nhập trong thời gian diễn ra dịch bệnh. Đó là Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định về thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid- 19. Vui đấy nhưng người dân trong diện được hỗ trợ đều mong muốn chính sách đến sớm và không bị trục lợi từ phía người thực thi nhiệm vụ.

Theo quy định, người lao động được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện như bị mất việc và có thu nhập thấp hơn mức chuẩn cận nghèo, có cư trú hợp pháp tại địa phương. Cụ thể những người bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ, thu gom rác, phế liệu, bốc vác, bán vé số, tự làm hoặc làm thuê trong các cơ sở dịch vụ ăn uống, du lịch, lưu trú... sẽ được hỗ trợ 1 triệu đồng/tháng. Ngoài ra nhóm người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ không hưởng lương, điều kiện để được hỗ trợ mức 1,8 triệu đồng/ người/tháng là đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tính đến thời điểm ngay trước khi tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương; làm việc tại các doanh nghiệp không có doanh thu hoặc không có nguồn để trả lương.

Trước đó Chính phủ cũng đã có nghị quyết về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid- 19. Theo đó hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội được hỗ trợ các mức cụ thể và thời gian hưởng từ tháng 4 đến tháng 6/ 2020.

Như vậy, chính sách đã có, quy định đã rõ, vấn đề quan trọng là tiến độ và kết quả thực hiện thế nào để chính sách phát huy hiệu quả, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, động viên, giúp đỡ đối tượng khó khăn vượt qua đại dịch. Theo quy định, UBND cấp xã có trách nhiệm rà soát, tổng hợp danh sách đối tượng được hỗ trợ dưới sự giám sát của các tổ chức chính trị xã hội và phải công khai trước dân. Sau đó UBND cấp huyện thẩm định, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt và cấp kinh phí hỗ trợ.

Để bảo đảm chính xác, đúng đối tượng, khách quan, công bằng trong rà soát đối tượng thuộc diện được hỗ trợ là công việc không đơn giản. Vấn đề quan trọng là đội ngũ cán bộ được giao nhiệm vụ thực thi chính sách ở cơ sở phải thực sự nêu cao trách nhiệm, công tâm, minh bạch. Nếu cán bộ nể nang, thiên vị, cá nhân, ưu ái người thân, người nhà... thì tiền hỗ trợ sẽ không được trao đúng đối tượng. Thậm chí rất có thể có tình trạng giả mạo, làm trái để rút tiền hỗ trợ.

Ngăn chặn hành vi trục lợi chính sách trong phòng, chống dịch là cần thiết. Vì thực tế đã có không ít vụ việc tiền, hàng hóa, vật nuôi hỗ trợ người nghèo, gia đình chính sách nhưng lại “đi nhầm” vào nhà cán bộ.

Chung sống an toàn với dịch
(BGĐT) - Cả nước đã được nới lỏng cách ly, không phải thực hiện giãn cách xã hội từ ngày 22/4. Trong nhiều ngày liên tiếp, chúng ta không có ca bệnh mới phát sinh. Ai cũng vui mừng song theo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 quốc gia thì đây là lúc chúng ta tuyệt đối không được chủ quan, vui nhưng vẫn phải cảnh giác.
Sức bật mới cho nông nghiệp sau dịch
(BGĐT) - Hình ảnh một cụ già ở một nước giàu có của châu Âu khóc trước kệ hàng lương thực, thực phẩm trong siêu thị trống trơn giữa mùa dịch Covid-19. Hình ảnh mua tranh, bán cướp hàng hóa tiêu dùng diễn ra ở nhiều nước do khan hiếm vì dịch... Điều này nhắc ta nhớ tới câu của người xưa “phi nông bất ổn”.
Mang “bom” về nhà
(BGĐT)- Mới đây, trên địa bàn huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang xảy ra vụ nổ can xăng làm 2 vợ chồng bị thương phải nhập viện cấp cứu. Đây là hồi chuông cảnh báo cho những ai đang và có ý định dự trữ xăng dầu trong nhà.

Hải Ngân

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...