Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 26 °C / 24 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Lưng thẳng, lưng gù... lưng nào khuyết tật (!?)

Cập nhật: 11:12 ngày 15/05/2020
(BGĐT) - Dư luận đang hướng về phiên tòa xét xử sơ thẩm 15 bị cáo trong vụ án gian lận điểm thi THPT năm 2018 về các tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, đưa hối lộ và nhận hối lộ tại Hòa Bình. 

Vụ án gian lận điểm thi THPT năm 2018 ở Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình chấn động dư luận, khiến nhiều cán bộ, giáo viên vướng vào lao lý đã được báo chí mổ xẻ kỹ càng.

 Nhưng tại phiên tòa đang diễn ra mấy ngày qua, khi bị cáo là cựu Phó trưởng Phòng khảo thí Diệp Thị Hồng Liên nói việc nâng điểm vì “ai cũng gù, mình thẳng lưng sẽ thành khuyết tật” khiến nhiều người hết sức ngỡ ngàng. Cụm từ lưng thẳng, lưng gù… bỗng dưng trở thành đề tài “nóng” trên nhiều diễn đàn. 

Câu nói “thật thà mà cay đắng” của bị cáo Liên ít nhiều nhận được sự thông cảm bởi soi chiếu vào  thực trạng đời sống hiện tại không hề hiếm gặp. 

Dân gian có câu “thật thà ăn cháo, láo nháo ăn cơm” cũng là nói điều này. Vì nếu trong môi trường nhiều dối trá thì người nói thật có khi là lạc lõng, thậm chí bị tẩy chay, bị coi là “hâm”, là “dở”…

Nếu cả lớp dùng phao thi, trò nào không quay cóp có thể bị lườm nguýt, “ném đá”. Nếu nhiều doanh nghiệp tìm mọi cách trốn thuế, doanh nghiệp không trốn thì cạnh tranh thế nào? Thấy người ta xả rác tùy tiện sẽ làm theo… Những hành vi này bị phê phán thì có người cãi là “thiên hạ thế nào mình thế ấy”. 

Lý giải như trên nên có ý kiến bảo vệ những giáo viên tham gia nâng điểm là: “Cần tìm ra gốc tích của vấn đề. Ai chỉ đạo, ai nhờ vả. Giáo viên chấm thi họ không tự ý nâng điểm cho những người họ không quen biết. Giáo viên họ vì mưu sinh cuộc sống phải chấp nhận làm điều trái đạo lý nghề nghiệp của họ. Họ là cấp dưới không nâng điểm cho con của lãnh đạo liệu có tồn tại được không? Giáo viên là nạn nhân chứ không phải là phạm nhân của vụ này”.

Tuy nhiên, “không gì buồn hơn khi nghe thấy những lời “đầu hàng” đầy nhu nhược” mà bị cáo Liên nói ra,  nhiều ý kiến không đồng tình bởi “đã làm người thầy cần có bản chất trong sáng thì mới giáo dục được học sinh thành người trung thực”. 

“Khi bạn khước từ gù lưng xuống và ăn thức ăn của những người gù ban cho bạn, bạn giữ được người thẳng như cái hình hài bố mẹ bạn đã sinh ra. Và bạn sẽ sinh ra những đứa con đứng thẳng – suốt một đời người. Nhờ thế xã hội sẽ dần trở lại hình hài của những người đứng thẳng. Một cách từ từ, nhưng chắc chắn. 

Tôi nguyện cầu những đứa con của chị sẽ đứng thẳng. Và con của những người gù khác cũng đứng thẳng, dù bản thân họ có thể không bao giờ đứng thẳng lên được nữa” –  Bàn về chuyện lưng thẳng, lưng gù… lưng nào khuyết tật từ câu nói của bị cáo Liên, một thầy giáo đã viết như vậy.

Nút thắt mặt bằng
(BGĐT) - Ách tắc lớn nhất hiện nay trực tiếp kéo giảm tiến độ thi công và tỷ lệ giải ngân các dự án giao thông, xây dựng chính là những vướng mắc về đền bù, giải phóng mặt bằng.
Thị trường nào cho vải thiều vụ này?
(BGĐT) - Vải thiều sắp vào vụ mới. Các kịch bản tiêu thụ vải thiều trong bối cảnh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid -19 đã được chính quyền, ngành chức năng xây dựng. Vụ vải này cần tập trung vào thị trường nào là vấn đề đang được quan tâm.
Khai thác kiểu tận thu, tận diệt
(BGĐT) - Hiện tượng nhiều người dân đổ xô lên rừng đào cây sim mang về ươm để bán làm cây cảnh chưa rõ hiệu quả kinh tế ra sao, nhưng tình trạng khai thác kiểu tận thu, tận diệt cây sim cũng như các loại cây, con tự nhiên khác rất đáng lo ngại.
Lại “nhắc nhau” tinh thần Nghị định 100
(BGĐT) - Nghị định 100 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt được đánh giá phát huy hiệu quả tức thì trong cuộc sống, nhưng vì dịch Covid -19 ít nhiều khiến nó bị ”nới lỏng”. Nay là lúc cần “hâm nóng” lại.

Trần Anh

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...