Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 23 °C / 24 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Tử tế bao nhiêu vẫn không thừa

Cập nhật: 08:03 ngày 18/05/2020
(BGĐT) - Bệnh nhân 91 phi công người Anh hiện là ca bệnh nặng nhất trong số các ca bệnh mắc Covid-19 ở Việt Nam đến thời điểm này. Khi bệnh nhân nguy kịch chỉ định ghép phổi mới có thể qua khỏi, đã có 70 người tình nguyện hiến tặng một phần phổi của mình. Nói như bác sĩ Nguyễn Hoàng Phúc- Phó Giám đốc Trung tâm Điều phối hiến ghép mô tạng quốc gia thì đó là những câu chuyện kỳ lạ mà có thật, tử tế bao nhiêu cũng không thừa.

Tính đến thời điểm này, nam phi công 43 tuổi người Anh đã có hai tháng nằm viện tại Việt Nam. Hiện bệnh nhân đã có kết quả xét nghiệm âm tính liên tiếp 5 lần với virus SARS-CoV-2 nhưng vẫn phải thở máy, phổi xơ hóa, đông đặc, tổn thương lớn.

Từ cuộc hội chẩn phải ghép phổi cho bệnh nhân đầu tiên ngày 10-5, ngay ngày đầu có hai người đến đăng ký hiến tặng và liên tiếp, liên tiếp, đến chiều 17-5 lên tới 70 người. Họ là nông dân, nhà báo, bác sĩ, điều dưỡng, bộ đội; có người trẻ 20, 21 tuổi, có người ở tuổi 71 và đều không quen biết với bệnh nhân, không một chút toan tính, vụ lợi.

Ông N.T.B. (50 tuổi) ở quận 9, TP Hồ Chí Minh- một trong số những người đăng ký sớm hiến một phần phổi cho anh phi công người Anh này chia sẻ với báo chí: Ông đọc báo thấy anh phi công đáng thương quá! Bệnh nhân mồ côi cha mẹ, không có gia đình lại mắc bệnh Covid-19 ở một nước khác và giờ chỉ có ghép phổi mới hy vọng được cứu sống. Ông đã bàn với vợ và được cả nhà ủng hộ để ông tình nguyện đi hiến phổi, cứu người.

Lý do đơn giản vậy thôi, một sự tử tế, tình nguyện vô điều kiện và đặc biệt. Và với không chỉ riêng ông N.T.B., tất cả những người đăng ký hiến tặng đều hiểu họ sẽ phải trải qua một cuộc đại phẫu đau đớn với những tổn thương có thể ảnh hưởng đến cả sau này. Vượt qua sự sợ hãi, thậm chí còn ảnh hưởng cả sinh mạng, họ vẫn tình nguyện hiến một phần cơ thể mình để mong sao người phi công đến từ một đất nước khác có cơ hội được sống sót, khỏe mạnh trở lại.

Đã có nhiều câu chuyện cảm động về sự hiến tạng ở Việt Nam. Chỉ mấy tháng trước, một người mẹ ở Hiệp Hòa (Bắc Giang) đã nén nỗi đau mất đi người con trai yêu quý sau tai nạn giao thông để hiến mô, tạng của con cho những người bệnh đang từng phút, từng giờ cầm cự, chống chọi với tử thần. Và kết quả, con trai chị đã “sống lại” ở 7 người khác, ra đi mà như còn ở lại.

Có một câu chuyện như là nhân duyên do các bác sĩ ở Trung tâm Điều phối hiến ghép mô tạng quốc gia kể lại, trước kia, một phụ nữ người Anh đến Việt Nam và không may qua đời. Gia đình bà đã đồng ý hiến tặng tạng cho nhiều người bệnh ở Việt Nam, không một chút đòi hỏi gì. 

Và giờ đây, khi người phi công người Anh đang nguy kịch, hàng chục người dân Việt sẵn sàng nhường phần phổi của mình để cứu anh. Một nghĩa cử cao đẹp, như mối nhân duyên về sự cho đi và nhận lại, vượt qua cả biên giới, ngôn ngữ và dân tộc.

Hiện các bác sĩ Việt Nam vẫn ưu tiên số 1 là tìm tạng hiến tặng từ người hiến đã chết não và gạn từng tia hy vọng để giúp anh phi công qua cơn nguy kịch. Từ sự tử tế, yêu thương, nhân ái của bao con người Việt, hy vọng câu chuyện sẽ kết thúc có hậu để anh phi công sớm được bình phục, trở về với khoang lái, bầu trời và trân quý hơn về lòng tốt của con người.

Diễn biến Covid-19 tới 6 giờ sáng 18/5: Thế giới trên 315.000 ca tử vong, nhiều nước nối lại các hoạt động kinh tế
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 80.770 trường hợp mắc Covid-19 và 3.581 ca tử vong. Tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên toàn cầu tăng lên 4.797.779 người. Trừ Mỹ, đại dịch tiếp tục xu thế hạ nhiệt trên thế giới, nhiều nước thận trọng nới lỏng các biện pháp phòng dịch và đang từng bước khôi phục các hoạt động kinh tế-xã hội.
Đã 32 ngày Việt Nam không có ca mắc Covid-19 ở cộng đồng
Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch Covid-19 cho biết, đến nay đã 32 ngày Việt Nam không có ca mắc Covid-19 ở cộng đồng. 14 trong số 60 bệnh nhân đang điều trị có kết quả xét nghiệm âm tính từ 1 lần trở lên với virus gây Covid-19
Thêm 2 ca mắc Covid-19 là người từ Nga trở về đã cách ly ngay khi nhập cảnh
Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch Covid-19 cho biết đã ghi nhận thêm 2 ca mắc mới Covid-19 là người trở về từ Nga được cách ly ngay khi nhập cảnh và không có khả năng lây nhiễm ra cộng đồng. Như vậy, đến thời điểm này Việt Nam có 320 ca.
Diễn biến Covid-19 tới 6 giờ sáng 17/5: Thế giới có 85.774 ca mắc trong 24 giờ qua; WHO điều tra hội chứng viêm lạ ở trẻ em
Theo trang thống kê worldometers.info, tính tới 6 giờ sáng 17/5 (giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận 4.707.188 ca mắc Covid-19, trong đó có 311.932 ca tử vong. Nhiều nước có số ca mắc và tử vong hàng ngày giảm. Châu Âu đã có nước đầu tiên tuyên bố hết dịch Covid-19.
Sáng 17/5, đã 31 ngày không có ca mắc Covid-19 ở cộng đồng
Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch Covid-19 cho biết, đến nay đã 31 ngày Việt Nam không có ca mắc Covid-19 ở cộng đồng. Hiện chỉ còn gần 10.000 người đang cách ly phòng chống dịch
Thêm 4 ca mắc Covid-19 là người được cách ly ngay khi nhập cảnh
Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch Covid-19 cho biết đã ghi nhận thêm 4 ca mắc mới Covid-19 là được cách ly ngay khi nhập cảnh và không có khả năng lây nhiễm ra cộng đồng. Như vậy, đến thời điểm này Việt Nam có 318 ca.
Hà Nội đủ điều kiện công bố hết dịch Covid-19
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý cho biết, cho đến nay, Hà Nội đã qua gần 1 tháng không ghi nhận ca lây nhiễm dịch Covid-19 trong cộng đồng. Ổ dịch cuối cùng tại thôn Đông Cứu, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín đã kết thúc cách ly từ ngày 14-5.
Diễn biến Covid-19 tới 6 giờ sáng 16/5: Thế giới trên 4,6 triệu ca nhiễm, trên 308.000 người tử vong
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 95.994 người mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 và 4.935 người tử vong. Nhiều quốc gia châu Âu tiếp tục đẩy mạnh nới lỏng các hạn chế phòng dịch, trong khi tình hình vẫn diễn biến đáng lo ngại ở các nước Mỹ Latinh.

Thu Hương 

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...