Thứ ba, 30/04/2024
Bắc giang 31 °C / 27 - 41 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Khoan sức dân

Cập nhật: 08:38 ngày 19/05/2020
(BGĐT) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đau đáu làm thế nào để khoan thư sức dân, để đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Trong Di chúc, Người căn dặn: “... miễn thuế nông nghiệp 1 năm cho các hợp tác xã nông nghiệp để cho đồng bào hỉ hả, mát lòng mát dạ, thêm niềm phấn khởi, đẩy mạnh sản xuất”.

Thực hiện ý nguyện của Bác, năm 1989, Quốc hội ra Nghị quyết miễn thuế nông nghiệp 1 năm cho các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất và hộ nông dân (áp dụng trong 2 năm 1990-1991, mỗi năm giảm 50% số thuế phải nộp). Tiếp đến năm 1993, mặc dù đất nước còn khó khăn nhưng Quốc hội khóa IX đã thông qua Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp với tinh thần khoan sức dân, cụ thể đã giảm thuế cho nông dân khoảng 30% so với mức thuế trước đó. 

Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước ta liên tiếp có chủ trương, chính sách và được cụ thể hóa bằng pháp luật về việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp cho dân. Qua thống kê, giai đoạn từ năm 2011-2016 đã miễn giảm bình quân 6.300 tỷ đồng/năm cho khoảng hơn 12 triệu nông dân, giai đoạn 2017-2018 miễn, giảm hơn 7.400 tỷ đồng/năm.

Qua miễn, giảm thuế nông nghiệp đã góp phần động viên sức dân tham gia phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân theo tinh thần nghị quyết của Đảng. Nhờ được hưởng lợi từ chính sách thuế, nông dân hăng hái thi đua lao động sản xuất, làm ra nhiều của cải cho xã hội. Từ chỗ thiếu lương thực, Việt Nam đã trở thành nước dẫn đầu về xuất khẩu gạo và một số nông sản khác.

Tiếp tục thực hiện di nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tại kỳ họp tới đây, Quốc hội sẽ xem xét, ban hành nghị quyết về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2020-2025. Được biết khi được mời tham vấn, các bộ, ngành đã đồng tình nhất trí cao với dự thảo nghị quyết. Sở dĩ như vậy vì sau 20 năm miễn giảm thuế cho nông dân, cái được là vô cùng lớn là khuyến khích đầu tư phát triển nông nghiệp, góp phần hiện đại hóa nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao sức cạnh tranh của nông sản trên thị trường thời kỳ hội nhập quốc tế.

Với hơn 70% dân số là nông dân, nông nghiệp luôn là trụ đỡ của nền kinh tế, đặc biệt ở những thời điểm khó khăn nhất do thiên tai, dịch bệnh, nông nghiệp càng chứng tỏ vai trò vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương cũng như cả nước. Qua đây càng thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất sáng suốt khi đề nghị Đảng, Nhà nước ta phải có chính sách chăm lo phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân, trong đó nông dân vừa là chủ thể, vừa là mục tiêu của chính sách phát triển.

Nhân 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, suy ngẫm về lời căn dặn khoan thư sức dân của Người vẫn thấy nguyên giá trị thời sự và thực tiễn.

Bắc Giang tổng kết, trao giải Cuộc thi tìm hiểu “Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh; Bác Hồ vĩ đại; quê hương, đất nước đổi mới”
 (BGĐT) - Chiều nay (17/5), tại trường quay Đài Phát thanh và Truyền hình (PTTH) tỉnh, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy Bắc Giang tổ chức lễ tổng kết, trao giải Cuộc thi tìm hiểu “Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh; Bác Hồ vĩ đại; quê hương, đất nước đổi mới”. Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa nhân kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5 (1890 -2020).
Hồi ức được gặp Bác Hồ của một chuyên gia quân sự Nga
Trong những năm tháng chiến tranh chống Mỹ, cứu nước, Liên Xô đã gửi hàng nghìn chuyên gia sang huấn luyện, giúp đỡ Quân đội Việt Nam. Nhiều người trong số họ đã vinh dự được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cho đến nay, hàng chục năm đã trôi qua, nhưng ký ức về Bác Hồ vẫn còn in đậm trong tâm trí mỗi người.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cắt băng khánh thành công trình “Hợp tác xã với Bác Hồ”
Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5 (1890 – 2020), sáng 16/5, tại Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Kim Liên (Làng Sen 3, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, Nghệ An), Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phối hợp với UBND xã Kim Liên, huyện Nam Đàn (Nghệ An) tổ chức Lễ Khánh thành Công trình “Hợp tác xã với Bác Hồ”.
Bé gái Trung Quốc và kỷ niệm khó phai về một lần được gặp Bác Hồ
Trong cuộc đời và sự nghiệp vĩ đại của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh không những đã để lại nhiều ấn tương sâu đậm trong lòng người dân Việt Nam mà còn giành được nhiều tình cảm và ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn bè khắp năm châu.
Thi tìm hiểu Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, quê hương, đất nước đổi mới tại Bắc Giang: Gửi trọn niềm tin yêu!
(BGĐT) - Sau hơn 5 tháng, cuộc thi tìm hiểu “Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh; Bác Hồ vĩ đại; quê hương, đất nước đổi mới” do Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang phát động đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của đông đảo cán bộ, đảng viên, nhân dân ở trong và ngoài tỉnh qua những trang viết thể hiện trách nhiệm, tình cảm sâu sắc với Đảng, Bác Hồ, quê hương, đất nước.
Người Argentina đầu tiên gặp Bác Hồ
Đầu năm 1924, giữa cái lạnh thấu xương ở nước Nga Xô viết, Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi đó mang tên là Nguyễn Ái Quốc, đã tình cờ gặp gỡ và làm quen với một người bạn từ đất nước Argentina xa xôi, để rồi họ đã chia sẻ với nhau những lý tưởng, những trăn trở, niềm vui và nỗi buồn và cả gian truân trong suốt 3 tháng sau đó tại “cái nôi” của phong trào cách mạng vô sản thế giới.

Hải Ngân

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...