Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 34 °C / 27 - 34 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Cần “Nghị định 100” về môi trường

Cập nhật: 08:52 ngày 23/06/2020
(BGĐT) - Nghị định 100 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt đi vào cuộc sống nhanh, hiệu quả, tạo sự chuyển biến rõ nét về bảo đảm an toàn giao thông. Tại diễn đàn Quốc hội mới đây, nhiều ý kiến đề xuất cần có nghị định tương tự về bảo vệ môi trường. 

Nếu trước kia, khi Nghị định 100 chưa ra đời, việc uống rượu, bia gần như không có sự kiểm soát. Vậy mà, khi Nghị định 100 chính thức có hiệu lực, đến nay, tình trạng nêu trên giảm hẳn.

Nghị định này đã khiến ý thức chấp hành luật giao thông của tài xế nâng lên. Người dân tuân thủ quy tắc "đã uống rượu, bia thì không lái xe" góp phần làm giảm tai nạn giao thông, giảm bớt những hệ lụy không đáng có.

Với quan điểm không "nương tay" với tài xế uống rượu bia, Nghị định 100 đã có tác động sâu sắc đến ý thức của người tham gia giao thông trên cả nước, được dư luận xã hội đồng thuận cao.

Từ thực tế trên, nhiều ý kiến cho rằng, kinh nghiệm từ Nghị định 100 có thể giải quyết vấn nạn ô nhiễm môi trường hiện nay.

Theo báo cáo của ngành chức năng, hiện cả nước có hơn 370 khu công nghiệp đã được thành lập, trong đó có hơn 280 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động; hơn 700 cụm công nghiệp đang hoạt động. Bên cạnh đó, với 846 đô thị, ước tính hằng ngày phát sinh hơn 7 triệu m3 nước thải sinh hoạt và hơn 35,5 nghìn tấn chất thải rắn sinh hoạt, là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước mặt, cùng các vấn đề vệ sinh môi trường khu vực đô thị và vùng lân cận ở nhiều địa phương trên phạm vi cả nước.

Đó là chưa kể ở nhiều địa phương đang tồn tại những cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao nằm xen lẫn trong các khu dân cư, khu vực đô thị, kể cả làng nghề. Đây là những cơ sở có lưu giữ hóa chất độc hại hoặc phát sinh chất thải nguy hại, các chất ô nhiễm độc hại gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của nhân dân xung quanh.

Nguyên nhân khác do còn hạn chế, bất cập trong quản lý nhà nước về lĩnh vực này, lực lượng chức năng chưa cương quyết, mức phạt chưa đủ sức răn đe… Ví dụ, cơ chế phạt hành vi ô nhiễm không khí hiện giờ cao nhất là 2 tỷ đồng/hành vi/năm. Trong khi đầu tư dây chuyền công nghệ vài chục triệu USD, thì quy định trong 1 năm chỉ được phạt một hành vi thì doanh nghiệp sẵn sàng vi phạm, vì mức phạt chỉ có 100 nghìn USD.

Ý thức của nhiều hộ gia đình, người dân còn hạn chế, chẳng hạn việc phân loại rác thải chưa làm tốt, vứt, đổ rác còn tùy tiện…

Chủ trương của tỉnh cũng như của cả nước là không đánh đổi môi trường lấy kinh tế để bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân. Bởi người dân không chỉ cần vật chất, mà cần được sống trong môi trường trong sạch, trong lành.

Do vậy, việc kiến nghị cần có chế tài xử phạt trong hành vi xả thải ô nhiễm không khí như Nghị định 100 xử lý uống rượu bia, phạt tiền cao kèm theo chế tài bổ sung nghiêm khắc để mọi người tuân thủ, điều chỉnh hành vi đã được nhiều đại biểu đồng tình.

Giữ mùa hè cho trẻ
(BGĐT) - Một trong những nội dung được phiên họp thường kỳ UBND tỉnh Bắc Giang tháng 6 quan tâm, đó là việc học tập của trẻ trong những ngày nắng nóng và trẻ sẽ nghỉ hè ra sao. Quan điểm chung là phải giảm tải chương trình và giữ mùa hè cho trẻ.
Bất an “chợ cóc”
(BGĐT) - Vụ tai nạn giao thông thảm khốc xảy ra trên đường Hồ Chí Minh, đoạn qua chợ 312, thuộc xã Đắk R'La, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông sáng 13/6 làm 10 người thương vong khiến chúng ta không khỏi bàng hoàng thương xót. Hơn thế, đó còn là cảm giác bất an, lo lắng bởi hầu như ngày nào, ở đâu cũng bắt gặp những “chợ cóc” lấn đường.
“Xốc” lại Nghị định 100
(BGĐT) - Trong phiên thảo luận kinh tế - xã hội của Quốc hội ngày 13/6, đại biểu Phan Thị Mỹ Dung (đoàn Long An) đề nghị lập chốt ở gần khu vực quán nhậu, "hâm nóng" trở lại Nghị định 100 (về xử phạt do vi phạm nồng độ cồn). Ý kiến nhận được nhiều sự quan tâm của người dân, nhất là trong thời điểm hiện nay, khi đã hết cách ly xã hội.

Trần Anh

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...