Thứ tư, 01/05/2024
Bắc giang 24 °C / 23 - 30 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Khi vải thiều sang Nhật

Cập nhật: 11:01 ngày 25/06/2020
(BGĐT) - “Vải thiều Việt Nam “cháy hàng” tại Nhật Bản” là nhan đề của báo điện tử baochinhphu.vn đưa tin hôm qua. Hàng loạt các báo lớn khác cũng đưa tin về lô vải thiều Bắc Giang đầu tiên đi Nhật. Chuyện vải thiều đi Nhật nói lên điều gì mà báo chí lại quan tâm như vậy?

Hơn 2 tấn vải thiều Lục Ngạn chỉ sau vài giờ đã được tiêu thụ hết tại hệ thống siêu thị ở Tokyo và Osaka, Nhật Bản. Giá thu mua tại Lục Ngạn khoảng 50 nghìn đồng/kg mang sang Nhật bán gần nửa triệu đồng/ kg.

Có thể ai đó sẽ hỏi, sao dễ bán, bán giá cao thế mà không xuất thật nhiều sang Nhật? Có lẽ không đơn giản như vậy?

Theo chuyên gia ngành nông nghiệp thì trung bình để đưa một loại trái cây vào nước khác phải mất từ 8-10 năm xúc tiến, đàm phán.

Cũng như vải thiều vào thị trường Mỹ trước đây, để được phía Nhật chấp thuận nhập khẩu vải thiều, chúng ta phải đáp ứng các điều kiện như có mã số vùng trồng, canh tác đúng quy trình mà Nhật yêu cầu, chiếu xạ, truy xuất nguồn gốc…

Theo đó, chuyên gia Nhật trực tiếp đến Lục Ngạn kiểm tra vùng trồng vải thiều ngay từ khi trồng, chăm sóc cho đến thu hái, bảo quản, sơ chế và vải thiều phải đúng vườn mà họ đã xác nhận từ trước mới được xuất sang Nhật.

Như vậy thấy rằng thị trường Nhật Bản rất “khó tính” nên việc quả vải vượt qua nhiều rào cản kỹ thuật và khó khăn phát sinh do dịch Covid-19 để kịp vào thị trường Nhật Bản trong năm nay có thể xem như một thành công lớn của người trồng vải cũng như của ngành nông nghiệp Việt Nam.

Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản khẳng định, thông qua việc đưa được quả vải vào Nhật Bản chúng ta đã chứng tỏ được trình độ phát triển nông nghiệp đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật của những thị trường “khó tính”. Điều thứ hai quan trọng hơn là khi đáp ứng được tiêu chuẩn của thị trường Nhật Bản sẽ giúp thay đổi được cung cách sản xuất của người nông dân Việt Nam, từ đó tạo ra được các sản phẩm có giá trị cao mang lại nguồn thu nhập lớn.

Vấn đề mà Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản nêu trên cũng đã được phản ánh trong chuyên đề “Quá tải phân bón và thuốc bảo vệ thực vật – môi trường sống bị đe dọa” của Báo Bắc Giang vừa đoạt Giải A, Cuộc thi báo chí về phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững dành cho các nhà báo ASEAN.

Đó là nâng tầm sản xuất nông nghiệp bằng “quy trình ngược”. Thay vì chủ yếu tác động vào khâu sản xuất bằng việc xúc tiến thương mại tìm kiếm mở rộng thị trường. Kinh nghiệm từ việc xuất khẩu vải thiều sang Mỹ, Úc, Nhật Bản… cho thấy, do yêu cầu của phía đối tác rất khắt khe nên các hợp tác xã, hộ sản xuất phải tuân thủ nghiêm ngặt việc sản xuất theo quy trình an toàn, làm ra nông sản sạch, chất lượng cao. Có thế mới nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững.

Vải thiều sang Nhật mang ý nghĩa rất lớn như vậy.

Cần thêm bằng lái xe hạng A0
(BGĐT) - Giấy phép (bằng) lái xe cơ giới đường bộ hiện đang có từ hạng A1 đến F, nay dự kiến có thêm hạng A0 dành cho người trên 16 tuổi được coi là một bước tiến lớn trong việc thay đổi ý thức người tham gia giao thông, đặc biệt là học sinh THPT.
Cần “Nghị định 100” về môi trường
(BGĐT) - Nghị định 100 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt đi vào cuộc sống nhanh, hiệu quả, tạo sự chuyển biến rõ nét về bảo đảm an toàn giao thông. Tại diễn đàn Quốc hội mới đây, nhiều ý kiến đề xuất cần có nghị định tương tự về bảo vệ môi trường. 
Giữ mùa hè cho trẻ
(BGĐT) - Một trong những nội dung được phiên họp thường kỳ UBND tỉnh Bắc Giang tháng 6 quan tâm, đó là việc học tập của trẻ trong những ngày nắng nóng và trẻ sẽ nghỉ hè ra sao. Quan điểm chung là phải giảm tải chương trình và giữ mùa hè cho trẻ.

Trần Anh

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...