Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 33 °C / 25 - 31 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Bảo vệ các bé gái

Cập nhật: 09:01 ngày 28/09/2020
(BGĐT) - Sự việc bé gái Đ.M.A (15 tuổi), ở thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) bị xâm hại nhiều lần dẫn đến mang thai đã thu hút sự chú ý của dư luận. Đau lòng hơn, cháu bị chính bạn nam cùng lớp hãm hiếp và trước sự cảnh giới, tiếp sức của nhiều bạn khác.

Theo lời kể của A, khoảng tháng 5/2020, có hai bạn cùng lớp rủ cháu đi tham gia các hoạt động của lớp nhưng đưa đến nhà một bạn cùng lớp. Tại đây, nữ sinh này bị ép quan hệ với một bạn nam, các bạn khác đứng ngoài canh gác. Nhiều lần sau đó, A bị ép quan hệ tại nhiều nhà của các bạn khác.

Quá đau xót bởi cách đây hai năm, khi học lớp 6, cháu A đã bị một số bạn trai cùng lớp sàm sỡ, gia đình đã báo cáo sự việc với giáo viên nhưng không được ngăn chặn kịp thời. Và lần này, với một bé gái hoàn cảnh yếu thế, mồ côi, mất cả cha lẫn mẹ, khi bị các bạn đe dọa, ép buộc, cháu đã không thể chống cự nổi dẫn tới có thai.

Tình cảnh của Đ.M.A không chỉ là cá biệt trong nhiều vụ việc xâm hại nữ sinh đã từng xảy ra. Một năm trước, nữ sinh N.T.B.P. (16 tuổi) ở Quảng Trị cũng đã bị xâm hại tập thể và hậu quả là nhiều nam sinh đã vướng vào vòng lao lý.

Mới đây nhất, một nhân viên bảo vệ trường học ở Nghệ An đã bị tố ép cháu gái lớp 7 quan hệ tình dục. Bỉ ổi hơn là ông này sàm sỡ cháu từ khi còn rất nhỏ và dùng clip quay lại để ép buộc cháu.

Báo cáo của Chính phủ tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV cho thấy, trong vòng chưa đầy 4 năm trở lại đây, cả nước phát hiện, xử lý 8.442 vụ xâm hại trẻ em. Trong số đó, có 6.432 vụ xâm hại tình dục trẻ em.

Ai sẽ bảo vệ các bé gái trước sự xâm hại về nhân phẩm, cưỡng bức quan hệ tình dục ngày càng gia tăng? Trong khi hệ thống chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em được ban hành tương đối đầy đủ.

Cả nước có tới 17 cơ quan bảo vệ trẻ em nhưng những vụ xâm hại, bạo lực học đường vẫn diễn ra. Hậu quả vẫn là các em phải chịu đau đớn. Khi báo chí lên tiếng, cơ quan pháp luật điều tra, xử lý, chỉ có người gây ra hành vi bị truy cứu trách nhiệm, tùy theo mức độ. Còn hậu quả, nỗi đau thể xác, tinh thần, các bé gái vẫn phải chịu; đặc biệt, ít có vụ việc xử lý được cả trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó.

Bảo vệ các bé gái, đặc biệt là bảo vệ các em khỏi sự xâm hại tình dục là trách nhiệm và lương tâm không của riêng ai, bởi các em là mầm non, là tương lai của cả dân tộc. Các văn bản, đạo luật đã có, tương đối đầy đủ và đồng bộ song đó cũng chỉ mang tính chất ngăn ngừa và xử lý các hành vi vi phạm. Điều cần thiết vẫn chính là những trái tim nhân hậu, tình thương yêu và một sự bảo vệ chân thành, trách nhiệm với các em.

Truyền thông “Phòng chống xâm hại trẻ em, bạo lực gia đình”
(BGĐT)- Ngày 23/9, Huyện đoàn Lục Ngạn (Bắc Giang) phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện tổ chức chương trình truyền thông “Phòng chống xâm hại trẻ em, bạo lực gia đình” cho trên 400 học sinh Trường THCS Phượng Sơn. 
Bắc Giang: Phòng ngừa xâm hại trẻ em trên môi trường mạng
(BGĐT)- Do thiếu biện pháp quản lý, giáo dục, định hướng sát sao từ phía gia đình, không ít trẻ em đã bị xâm hại từ mạng xã hội. Tình trạng này không những tác động xấu đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, sự phát triển lâu dài của trẻ.
Tội phạm xâm hại trẻ em qua thực tiễn xét xử
(BGĐT) - Từ đầu năm 2019 đến nay, tòa án nhân dân (TAND) hai cấp trong tỉnh Bắc Giang đã thụ lý xét xử 28 vụ với 29 bị cáo về các tội liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em. So với năm 2018 tăng 13 vụ/13 bị cáo. Đây là nhóm tội với tính chất đặc biệt nghiêm trọng nên hình phạt ở mức cao.
Xây dựng chính sách phòng, chống xâm hại trẻ em phải như xây "ngôi nhà" an toàn
Chiều 27/5, các đại biểu Quốc hội tiếp tục thảo luận trực tuyến về Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em. Nhiều ý kiến cho rằng xây dựng, hoàn thiện, thống nhất hệ thống văn bản chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em phải như xây một “ngôi nhà” an toàn để bảo vệ trẻ.
ĐBQH Bắc Giang đề xuất giải pháp phòng, chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng
(BGĐT)-Ngày 27/5, kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV dành trọn cả ngày thảo luận trực tuyến về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em. 
Tận dụng mạng xã hội để công tác phòng, chống xâm hại trẻ em hiệu quả hơn
Tiếp tục phiên họp thứ 44, sáng 27/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em”.

Hồng Tâm

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...