Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 29 °C / 23 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Bình đẳng giới

Cập nhật: 07:52 ngày 20/10/2020
(BGĐT) - Gần đây chúng ta hay dùng cụm từ “bình đẳng giới”. Thực sự thì đã có những chuyển biến nhất định về vai trò của người phụ nữ song để giải phóng và phát triển toàn diện phụ nữ là cả vấn đề, thậm chí cả trong tư tưởng, suy nghĩ của chính chị em.

Bình đẳng giới, có thể hiểu một cách đơn giản là nữ giới và nam giới đều có cơ hội để làm việc và phát triển như nhau. Trong gia đình thì mọi thành viên (trước hết là vợ chồng) đều có vai trò, trách nhiệm và quyền lợi ngang bằng nhau trong lao động, học tập, nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏe sinh sản, hưởng thụ văn hóa và tham gia các hoạt động xã hội.

Trong thời đại phong kiến, người phụ nữ hầu hết chỉ làm nhiệm vụ nội trợ, chăm sóc chồng con, phụng dưỡng bố mẹ chồng, ít tham gia các hoạt động xã hội. Gần đây, cùng với sự thay đổi mạnh mẽ của gia đình và xã hội, chúng ta đã chứng kiến sự thay đổi về chất của vấn đề giới và phụ nữ.

Người phụ nữ ngày nay ngoài trách nhiệm truyền thống làm con, làm dâu, làm mẹ, làm vợ… đã thực sự bước vào xã hội với nhiều vai trò khác nhau trên tất cả các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, giáo dục, văn hóa, khoa học kỹ thuật… Ngày càng có nhiều phụ nữ đã và đang nắm giữ các vị trí quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, các cơ quan, doanh nghiệp. Những đóng góp của phụ nữ đã không chỉ tạo ra một xã hội tiến bộ, văn minh mà còn phát triển chính bản thân người phụ nữ.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn sự chênh lệch khá lớn giữa vai trò và vị thế xã hội của phụ nữ. Phụ nữ chiếm 50,2% dân số, 49% lực lượng lao động (tương đương với nam giới) nhưng phụ nữ thường làm những công việc nặng nhọc, lương thấp. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động nữ khá cao so với lao động nam do hạn chế về sức khỏe, thời gian nghỉ sinh và nuôi con, cơ hội tìm được việc làm phù hợp sau khi sinh còn thấp.

Trong các cơ quan dân cử và cơ quan khác trong bộ máy nhà nước, số lượng phụ nữ chưa cao. Thống kê cho thấy, phụ nữ chiếm 27,3% tổng số đại biểu Quốc hội và được đánh giá là cao nhất Đông Nam Á nhưng nếu so với tỷ lệ dân số, tỷ lệ lao động và so với khả năng của phụ nữ thì vẫn chưa tương xứng. Tỷ lệ phụ nữ tham gia Hội đồng nhân dân các cấp là trên 20%, tuy nhiên nhiều trường hợp vẫn bị coi là được “cơ cấu, ưu tiên”…

Có thể nói, các chính sách về giới của nước ta đã được ban hành nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Hiện nay vẫn còn tồn tại sự kỳ thị trong đánh giá khả năng, đào tạo và đề bạt phụ nữ ở nhiều cơ quan, tổ chức, bởi vậy trong nhiều trường hợp chưa đem lại sự công bằng thực sự cho phụ nữ. Thậm chí ở nhiều nơi, chị em phụ nữ có tư tưởng an phận thủ thường, ngại phấn đấu vươn lên, đấu tranh bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

Không thể phủ nhận vai trò to lớn của phụ nữ cho sự phát triển KT-XH. Để chị em có thể được hưởng quyền bình đẳng giới và phát triển tài năng của mình cũng như thực hiện thiên chức người “giữ lửa” trong mỗi gia đình, cần thay đổi nhận thức của xã hội và sự sẻ chia từ phía nam giới và cả chính sự tự tin, tự trọng trong suy nghĩ và hành động của mỗi chị em. 

Kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính, thực hiện bình đẳng giới
(BGĐT) - Chiều 28/9, Sở Y tế tỉnh Bắc Giang phát động chiến dịch truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Trẻ em gái (11/10).
Nâng cao năng lực về bình đẳng giới cho cán bộ nữ
(BGĐT) - Từ ngày 16 đến 18/9, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao năng lực về bình đẳng giới cho đội ngũ cán bộ nữ. Đây là hoạt động nhằm thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020.
Bắc Giang: Kiểm soát việc chọn lọc giới tính, thúc đẩy bình đẳng giới
(BGĐT) - Hiện nay, việc lựa chọn giới tính để sinh con theo ý muốn dẫn đến mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn diễn ra phổ biến tại nhiều tỉnh, thành phố nói chung, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nói riêng. 
Bắc Giang: Giảm thiểu mất cân bằng giới tính, thúc đẩy bình đẳng giới
(BGĐT) - Mặc dù vai trò người phụ nữ được nâng cao, các cấp, các ngành quyết tâm thúc đẩy bình đẳng giới nhưng tư tưởng “trọng nam” vẫn tồn tại dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới trong lĩnh vực dân số đáng báo động. 
Truyền thông thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính
(BGĐT) - Ngày 8-10, Chi cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) tỉnh phối hợp với Ban chỉ đạo công tác DS- KHHGĐ huyện Lục Nam, Lục Ngạn tổ chức chiến dịch truyền thông hưởng ứng Ngày Quốc tế trẻ em gái (11-10). 
Khai mạc khóa họp lớn nhất của Liên Hợp quốc về bình đẳng giới và quyền của phụ nữ
Nâng cao chất lượng các hoạt động an sinh xã hội, dịch vụ công và cơ sở hạ tầng để ngày càng tiến tới mục tiêu bình đẳng giới là chủ đề trọng tâm khóa họp thường kỳ thứ 63 của Ủy ban Địa vị phụ nữ Liên Hợp quốc (LHQ) (CSW) vừa khai mạc sáng 11-3 tại trụ sở LHQ tại New York.
Tọa đàm với công nhân về bình đẳng giới
(BGĐT) - Ngày 6-3, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Tổ chức Care quốc tế tại Việt Nam tổ chức Tọa đàm với công nhân lao động về bình đẳng giới trong sửa đổi Bộ luật Lao động. 

Bảo Châu

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...