Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 26 °C / 24 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Đất làng lên ngôi

Cập nhật: 08:36 ngày 04/10/2021
(BGĐT) - Cùng với sự “nhảy múa”, cao chót vót của giá đất qua các phiên đấu giá, thị trường bất động sản ven các khu, cụm công nghiệp của Bắc Giang cũng đang nóng lên từng ngày. Nhiều người bảo, chưa bao giờ đất làng lại lên ngôi, có giá như hiện nay dù giá trị thực của nó không thay đổi là mấy.

Vào các trang mạng “Mua bán bất động sản Bắc Giang” hay “Nhà đất Bắc Giang”, “Đất nền ven khu công nghiệp”…, thấy đất trong làng, ngoài xóm được rao bán khá sôi động. Điểm qua, đất đối diện hồ câu Lão Hộ (Yên Dũng) được rao bán hơn 1 tỷ đồng/lô hơn 90 mét vuông. Hỏi sao đắt vậy bởi khu này đồng không mông quạnh, chưa thấy tiềm năng gì thì được quảng cáo, nơi đây sau sẽ gần các khu công nghiệp nên đầu tư là có lãi (?).

Ở vị trí kém hơn, ví dụ đất ô tô vào khó quay đầu ở Hương Lạc (Lạng Giang) hơn 400 triệu đồng/lô vài chục mét vuông. Xã Nghĩa Hòa, Tiên Lục… đều ở Lạng Giang cũng tầm tiền ấy cho các ô được phân nhỏ như đất thành thị: mặt tiền 4 đến 5 m, sâu 16, 17 m.

Cơ bản các ô đất làng kiểu như trên đều do các nhân viên môi giới bất động sản rao bán, giới thiệu. Và thường họ mua cả lô đất của người dân khoảng vài trăm mét vuông, sau phân lô chia nhỏ, tạo đường vào cho các ô ở phía sau và bán. Mua cả lô thì giá rẻ hơn; còn mua lẻ từng lô thì giá cao.

Thêm một điểm chung nữa là nếu có khách hỏi mua, hôm trước hôm sau là phía nhân viên môi giới đều chụp ảnh báo hết lô A, lô B; duy chỉ còn 1, 2 lô để khách sốt ruột, thấy không mua, chậm chân xem như mất cơ hội. Đặc biệt, các lô đất làng đều được tô vẽ thêm sẽ gần khu, cụm công nghiệp này, dự án kia để tăng phần hấp dẫn.

Thực tế có sôi động đến như vậy và ai là người mua các lô đất làng diện tích nhỏ để ở? Hỏi chuyện lãnh đạo các xã sắp tới được quy hoạch cụm công nghiệp, đa phần đều trả lời, 90% do các “cò” đất mua đi bán lại, giao dịch qua tay nhiều sàn bất động sản. Tất cả đều được “thổi” với sự sinh lời chóng mặt, có người mua chỉ vài tháng sau sang tên đã lãi cả vài trăm, thậm chí cả tiền tỷ cho một khoảnh đất thôn xóm. Trong khi nhu cầu về đất ở của người làng thì gần như không có, bởi đất nhà ai cũng rộng, không ai đi mua vài chục mét vuông với giá tiền tỷ để làm gì.

Có quá nhiều rủi ro khi đầu tư vào các lô đất nhỏ, ven khu công nghiệp. Chưa kể nhiều lô còn có vấn đề về giấy tờ, diện tích đất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm lớn gấp nhiều lần so với đất thổ cư, pháp lý chưa minh bạch trong việc sang tên đổi chủ…

Khi dịch bệnh xảy ra, kinh doanh khó khăn, không ít người đi buôn đất, đầu tư lướt sóng với các lô đất làng khuôn khuôn tiền kiểu này.Vậy nên, về cơ bản, chỉ có người mua đầu cơ chứ ít người mua để sử dụng. Và như vậy, đất làng cứ sốt xình xịch, trao tay từ người này qua người kia, từ sàn nọ sang sàn kia hoặc om ở đó mà chưa biết có ngày tìm được người có nhu cầu thật sự.

Đúng là đất làng có giá nhưng hiện đang là giá trên giời, trên giấy tờ mà thôi.

Hồng Sương
Đẹp lên nhờ “số”
(BGĐT) - Hình ảnh của tỉnh thời gian gần đây đẹp lên rất nhiều trong mắt nhà đầu tư, các tổ chức, cá nhân nhờ đẩy mạnh cải cách hành chính; cải cách hành chính ngày càng hiệu quả hơn là nhờ chuyển đổi số - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang Mai Sơn phát biểu như vậy tại buổi họp báo do UBND tỉnh tổ chức mới đây.
Lan tỏa “Sóng và máy tính cho em”
(BGĐT) - Theo số liệu của ngành Giáo dục và Đào tạo, tỉnh Bắc Giang có khoảng 5.900 học sinh hoàn cảnh khó khăn không thể mua sắm thiết bị phục vụ việc học trực tuyến. Điều đó có nghĩa những em này sẽ thiệt thòi hơn so với các bạn trong việc tiếp cận công nghệ số cũng như học tập, nếu dịch bệnh xảy ra.
Chủ nhật xanh
(BGĐT) - Đã thành nếp, ngày cuối tuần, các hộ ở khu phố nhà tôi lại tham gia dọn vệ sinh đường phố và khu vực công cộng sau khi tổ dân phố thông báo trên loa truyền thanh đề nghị mọi người chung tay vệ sinh môi trường nơi mình đang sinh sống.
Thi đua “nước rút”
(BGĐT) - Chỉ còn mấy ngày nữa là bước sang quý cuối cùng của năm 2021 đầy khó khăn, thách thức bởi dịch bệnh Covid-19, chặng “nước rút” quyết định mức độ hoàn thành những nhiệm vụ trọng tâm, các chỉ tiêu KT-XH năm đầu của giai đoạn 2021-2025. 
Thay đổi để thích ứng
(BGĐT) - Trong cái khó “ló sáng tạo” để thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” là thực tế thời gian qua trong bối cảnh dịch Covid -19 tiếp tục diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương trên cả nước. 
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...