Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 30 °C / 23 - 33 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Tăng giờ làm thêm

Cập nhật: 08:47 ngày 25/03/2022
(BGĐT) - Thông tin được nhiều người quan tâm là Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết điều chỉnh giờ làm thêm trong 1 tháng và trong 1 năm của người lao động trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi, phát triển KT - XH.

Theo đó, về số giờ làm thêm trong 1 năm, trường hợp người sử dụng lao động có nhu cầu và được sự đồng ý của người lao động thì được sử dụng người lao động làm thêm trên 200 giờ nhưng không quá 300 giờ trong 1 năm; trong 1 tháng làm thêm trên 40 giờ nhưng không quá 60 giờ.

Việc điều chỉnh như trên, về phía người lao động, tăng giờ làm thêm cũng đồng nghĩa với có điều kiện để tăng thu nhập, góp phần trang trải chi phí cuộc sống, trong bối cảnh giá nhiều loại hàng hóa, dịch vụ “leo thang”.

Còn về phía doanh nghiệp, nhất là ở các lĩnh vực như dệt may, da giày, điện tử... khắc phục được một phần tình trạng thiếu hụt lao động. Bởi làn sóng người dân hồi hương do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến lao động tại các địa phương vốn tập trung đông khu, cụm công nghiệp thiếu trầm trọng.

Một thực tế khác dẫn đến cần tăng giờ làm thêm đó là do năng suất lao động nhiều nơi còn thấp, không tăng giờ làm thêm không bảo đảm được sản lượng để đáp ứng hợp đồng. Tuy nhiên, có nơi dù có làm thêm vất vả mà hiệu quả kinh tế cũng chưa cao, chất lượng cuộc sống chưa được cải thiện.

Chính vì vậy, việc tăng giờ làm thêm không thể là giải pháp căn cơ để giải quyết bài toán hướng đến nền sản xuất hiện đại, nâng cao hiệu quả cho doanh nghiệp, tăng thu nhập, cải thiện đời sống người lao động. Bởi vì kéo dài thời gian làm việc, dù trong hoàn cảnh nào, sức khỏe của con người sẽ bị ảnh hưởng.

Trong chiến lược phát triển bền vững, mỗi doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh đều coi trọng nguồn nhân lực là tài sản quý giá nhất để chăm lo, vun đắp. Do vậy, vấn đề bảo vệ sức khỏe của người lao động phải được đặt lên hàng đầu. Dù có nguồn thu nhập tăng thêm nhưng nếu sức khỏe bị ảnh hưởng hoặc mắc bệnh nghề nghiệp thì thu nhập đó không giúp chất lượng cuộc sống nâng lên.

Để giải bài toán trên, về lâu dài Bắc Giang chủ trương thu hút đầu tư với tiêu chí “ba ít, ba cao” ( ít đất, ít lao động, ít ô nhiễm môi trường; suất đầu tư cao, công nghệ cao, nộp ngân sách cao) để hướng đến mục tiêu phát triển công nghiệp hiện đại, nâng cao chất lượng tăng trưởng, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân.

Về giải pháp trước mắt, thực hiện nghị quyết về tăng giờ làm thêm cần lưu ý trong thỏa thuận giờ làm thêm giữa chủ sử dụng lao động và người lao động là trên tinh thần tự nguyện. Bên cạnh đó, cần coi trọng công tác phòng tránh bệnh nghề nghiệp, xây dựng môi trường làm việc an toàn.

Mặt khác, doanh nghiệp cần quan tâm đổi mới quy trình sản xuất, đầu tư máy móc, công nghệ, để nâng cao năng suất lao động cần chú trọng đào tạo kỹ năng, tay nghề, phát huy hơn nữa tinh thần sáng tạo của người lao động.

Thực tế ở các nước phát triển ngày càng tăng thời gian nghỉ ngơi, giảm giờ làm để nâng cao chất lượng cuộc sống. Ở nước ta, lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã nhiều lần khẳng định là không đánh đổi tính mạng và sức khỏe của người dân để lấy tăng trưởng. Do vậy việc tăng giờ làm thêm cần được đánh giá tác động toàn diện chứ không thể chỉ nhìn vào tác động kinh tế.

Trần Anh

Người lao động làm thêm không quá 300 giờ mỗi năm và 60 giờ mỗi tháng
Tại phiên họp thứ 9, chiều 23/3/2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về thời giờ làm thêm trong 1 tháng và trong 1 năm của người lao động với 100% đại biểu có mặt tán thành.
Tăng giờ làm thêm đối với người lao động lên tối đa 300 giờ một năm
Chiều 23/3, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua dự thảo Nghị quyết về số giờ làm thêm trong 1 năm, trong 1 tháng của người lao động trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.
Quy định về tiền lương làm thêm giờ từ năm 2021 được tính ra sao?
Bộ LĐ-TB&XH đang lấy ý kiến dự thảo nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động 2019 về quản lý lao động, hợp đồng lao động, trong đó có tiền lương làm thêm giờ.
 


Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...