Thứ ba, 23/04/2024
Bắc giang 31 °C / 24 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Tránh “lưới” lừa

Cập nhật: 07:14 ngày 08/04/2022
(BGĐT)-Vừa qua, một người đàn ông ở quận Thanh Xuân (Hà Nội) có nghe cuộc điện thoại của người tự xưng là công an yêu cầu cung cấp tài khoản ngân hàng để xác minh vì liên quan đến một vụ án. Sau đó, hơn 5,5 tỷ đồng trong tài khoản “bốc hơi”. 

Tương tự, anh Nguyễn Văn B, ở thị trấn Phồn Xương (Yên Thế) nhận được tin nhắn thông báo liên quan đến tai nạn giao thông, đề nghị phải đến trình diện công an hoặc xử lý “êm đẹp” nếu chuyển 100 triệu đồng qua tài khoản cho người bị hại. Chưa kiểm chứng, anh B vội làm theo, hóa ra bị lừa. Chị Nguyễn Thị D, làm việc tại một ngân hàng ở TP Bắc Giang bị kẻ xấu chiếm tài khoản zalo và nhắn tin cần vay tiền. Chỉ thời gian ngắn, nhiều đồng nghiệp, người thân tin tưởng chị D đã “biếu” cho tội phạm khoản tiền không nhỏ...

Dù cơ quan chức năng cảnh báo nhưng gần đây, nhiều người vẫn “sập bẫy” các đối tượng lừa đảo qua cuộc gọi, tin nhắn điện thoại, nhất là mạng xã hội. “Xã hội thực như nào, “ảo” cũng vậy”. Kẻ xấu biến hóa chiêu thức cũ (gửi các đường link giả mạo qua tin nhắn; đánh cắp tài khoản ngân hàng; mạo danh nhà mạng, các cơ quan chức năng, người thân để nhắn tin, gọi điện; mời tham gia các chương trình khuyến mại, đặt cọc tiền hàng…) thành những nội dung mới dẫn dụ người dùng nhằm chiếm đoạt tài khoản ngân hàng, chuyển tiền.

Tại hội nghị thông tin báo chí quý I của UBND tỉnh mới đây, nhiều ý kiến cho rằng khách hàng sử dụng mạng xã hội, điện thoại di động bị “bủa vây” bởi những tin nhắn, cuộc điện thoại, trang mạng, đường link, lời mời hấp dẫn… mà thực chất là “bẫy” lừa. Không ít người vô tình đã trở thành nạn nhân của trò lừa đảo qua mạng, gây bức xúc. Đáng lo ngại, dù được cảnh báo song tình trạng ngày càng phức tạp.

Theo đại diện lãnh đạo Công an tỉnh, 3 tháng đầu năm nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang xảy ra 13 vụ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua mạng, đơn vị đã phối hợp xử lý một trường hợp, còn lại đang sử dụng biện pháp nghiệp vụ đấu tranh, xác minh. Nhiều ý kiến cho rằng còn nhiều vụ việc xảy ra nhưng bị hại không trình báo hoặc số tiền bị mất không lớn đành “ngậm bồ hòn làm ngọt”. Gần đây, “cạm bẫy” khiến nhiều trường hợp “dính” là đối tượng lừa đảo lấy cắp tài khoản facebook, zalo… của bị hại, sau đó mạo danh nhắn tin vay tiền, nhờ chuyển hộ, thanh toán giúp... rồi chiếm đoạt.

Cũng phải thừa nhận rằng, các đối tượng có nhiều chiêu thức tinh vi trong khi việc quản lý sim rác, mạng xã hội vẫn còn kẽ hở. Trên không gian mạng, đối tượng xấu hiểu biết về công nghệ thông tin, thường xuyên thay đổi thông tin cá nhân, số điện thoại, dùng tài khoản “ảo”, chuyển địa bàn hoạt động gây khó cho công tác phòng ngừa, đấu tranh. Trong khi đó, nhận thức của một bộ phận nhân dân, nhất là người trung và cao tuổi, người ở khu vực nông thôn, vùng sâu xa còn hạn chế, dễ bị đưa vào tầm ngắm.

Để tránh “sập bẫy”, người dân cần cảnh giác khi nhận các cuộc gọi đến bằng số điện thoại cố định, số lạ, người gọi tự xưng là cán bộ các cơ quan nhà nước liên quan đến xác minh, giải quyết vi phạm pháp luật trực tuyến; không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, địa chỉ nhà ở… cho bất kỳ ai khi chưa rõ nhân thân và lai lịch; kiểm tra, xác minh kỹ trước khi chuyển tiền vào tài khoản được chỉ định. Thường xuyên cập nhật các tính năng bảo mật, quyền riêng tư của tài khoản ngân hàng, mạng xã hội. Trường hợp nghi ngờ hoạt động lừa đảo, cần thông báo ngay cho cơ quan công an gần nhất để được hướng dẫn giải quyết kịp thời.

Mỗi khi tham gia mạng xã hội, hãy là người dùng thông thái, cẩn trọng tránh vướng “lưới” lừa!

Cụ ông 82 tuổi ở Hà Nội bị công an rởm lừa 5,5 tỷ đồng qua điện thoại
Qua điện thoại, đối tượng xưng là cán bộ công an yêu cầu cụ ông 82 tuổi cung cấp tài khoản ngân hàng để xác minh. Làm theo lời của "cán bộ công an", cụ ông phát hiện tài khoản bị mất 5,5 tỷ đồng.
Công an Hạ Long cảnh báo thủ đoạn lừa mới khi trẻ nhỏ ở nhà một mình
(BGĐT) - Công an TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, thông báo tìm tội phạm "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "Cưỡng đoạt tài sản" với phương thức, thủ đoạn mới hết sức tinh vi khi trẻ nhỏ ở nhà một mình.
Thêm 20 năm tù cho nữ quái lừa đảo, chiếm đoạt 11 ô tô
(BGĐT) - Mặc dù đang bị khởi tố, điều tra được tại ngoại trong một vụ án khác nhưng Vũ Thị Ngọc tiếp tục lừa đảo bằng thủ đoạn thuê 11 xe ô tô của nhiều tổ chức, cá nhân nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản (trị giá gần 5,6 tỷ đồng). 

Bảo Khánh


Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...