Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 30 °C / 26 - 37 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Phân luồng học sinh

Cập nhật: 08:40 ngày 27/04/2022
(BGĐT) -  Chỉ còn hơn một tháng nữa, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT sẽ diễn ra. Câu chuyện về một số thầy cô, nhà trường vận động học sinh yếu kém không thi khiến dư luận, báo chí “nóng” những ngày qua thêm một lần suy nghĩ về việc phân luồng học sinh và bệnh thành tích trong giáo dục.

Ngay trung tâm Thủ đô, nhiều phụ huynh phản ánh con em họ được “vận động” hoặc là chuyển trường, hoặc không thi vào lớp 10 các trường công lập vì lực học yếu, khó có khả năng thi đỗ.

Hơn ai hết, giáo viên là người nắm rõ năng lực của học sinh, khả năng thi đạt tổng khoảng bao điểm mỗi em nên việc vận động này, nếu khách quan thì rất tốt. Tuy nhiên, thời điểm gần đến lúc thi, thầy cô mới tư vấn khiến học sinh nản, không còn ý chí vươn lên; còn gia đình hoang mang, cảm thấy quyền lợi học tập và sự lựa chọn của con em mình bị thu hẹp lại.

Đúng là trong một lớp học, khối học, trường học, một môi trường sư phạm, luôn có những học sinh học khá, giỏi và yếu, trung bình. Nhưng điều đó không có nghĩa, em học yếu là không làm được gì, không học lên được nữa. Mỗi học sinh, mỗi đứa trẻ đều có điểm mạnh và khả năng riêng, nếu thầy cô, cha mẹ và xã hội biết khơi gợi và đánh thức những tiềm năng đó.

Không học lên cấp 3, học trường nghề có tốt không và vì sao giáo viên lại tích cực vận động các em không thi như thế? Thực tế học trường nghề sau 2 năm vừa được bằng tốt nghiệp THPT, vừa có thêm tấm bằng nghề, vậy quá tốt. Tuy nhiên chất lượng tấm bằng và khả năng có việc làm với đúng tấm bằng đó thấp khiến phụ huynh, các em ít tha thiết với trường nghề.

Còn nếu cố thi lên cấp 3, điểm số của các em sẽ thấp, kéo theo điểm bình quân chung của nhà trường xuống, thành ra trường, thầy cô mất điểm thi đua, đành phải vận động các em học kém không thi.

Bình quân mỗi kỳ thi tuyển sinh lớp 10 chỉ tuyển khoảng 70% học sinh vào học các trường công lập; số còn lại các em học trường nghề và các trường dân lập, thậm chí có em không thi, chỉ xét tốt nghiệp. Việc phân luồng, hướng dẫn học sinh học trường nghề, theo khả năng của mình là hoàn toàn đúng đắn; vấn đề ở cách làm và sự nhìn nhận của nhà trường, gia đình và xã hội với học sinh thi trường nghề, chất lượng trường nghề.

Trên diễn đàn, có học sinh từng tâm sự: Khi cô giáo lên lớp “mổ xẻ” điểm số, việc học kém của em trước các bạn, em rất xấu hổ. Bản thân em cũng xác định và thích học nghề, không cần cô phân tích sâu. Em chỉ băn khoăn không biết nói sao với bố mẹ, vì bố mẹ em sẽ sốc và luôn muốn con sau này học đại học.

Đã đến lúc cần thay đổi cách nhìn nhận, đánh giá về một học sinh, một đứa trẻ, một nhà trường, một thầy cô, không chỉ riêng qua mỗi kỳ thi, đặc biệt ở kỳ thi chuyển cấp này. Nếu nhà trường, ngành giáo dục bỏ tiêu chí đánh giá chất lượng dạy học qua điểm bình quân vào lớp 10 thì chắc chắn thầy cô cũng không cố vận động học sinh bỏ thi. 

Gia đình không vì sĩ diện, vì con phải làm này làm nọ mà áp lực, kỳ vọng quá nhiều vào con thì đứa trẻ chắc sẽ thoải mái hơn với việc chọn trường cấp 3 để học. Các trường nghề nâng cao chất lượng đào tạo, tuyển sinh, dạy theo nhu cầu thực tiễn, đúng tiêu chí học nghề để các em có thể sống được bằng nghề thì chắc chắn sẽ thu hút đông học sinh.

Vẫn nói rằng, mỗi đứa trẻ, dù không học giỏi vẫn luôn có những khả năng, điểm mạnh riêng của từng em. Từ mầm non, hay tiểu học, THCS mỗi thầy cô tạo cho các em niềm tin, động lực, biết cách vượt qua khó khăn để đi đúng đường, tìm đúng trường mà các em thấy vừa sức, phù hợp, đó là thành công.

Hồng Tâm

Tuyển sinh vào lớp 10 THPT: Chú trọng bổ trợ kiến thức, giảm áp lực cho học sinh
(BGĐT) - Thời điểm này, các trường THCS vừa tập trung cao hoàn thành chương trình lớp 9 vừa tổ chức ôn thi đại trà để chuẩn bị thi vào lớp 10 THPT. 
"Ép" học sinh yếu kém không thi vào lớp 10: Chúng ta đang áp đặt lên trẻ em quá nhiều
Những ngày gần đây, thông tin một số phụ huynh phản ánh liên quan đến việc giáo viên một số trường THCS “ép” hoặc vận động phụ huynh có con học lớp 9 nhưng có học lực yếu kém không nên thi vào lớp 10 các trường THPT công lập, đã làm dấy lên những phản ứng trái chiều trong xã hội. 
Xác minh thông tin học sinh lớp 9 học lực không tốt không được thi vào lớp 10
Sáng 20/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo xác minh thông tin một số trường học yêu cầu học sinh lớp 9 có học lực không tốt chuyển trường hoặc phải cam kết không thi vào lớp 10.
Bài tập trắc nghiệm online giúp học sinh ôn thi vào lớp 10
(BGĐT) - Giải pháp “Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) xây dựng bài tập trắc nghiệm online hỗ trợ ôn thi vào lớp 10 THPT trong bối cảnh chống dịch Covid-19” của nhóm tác giả Nguyễn Thị Nhâm, Ngô Minh Lý, giáo viên Trường THCS Đồi Ngô số 1 (Lục Nam) đã giúp giáo viên, học sinh nâng chất lượng giảng dạy, học tập, phù hợp với tình hình dịch bệnh.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...