(BGĐT) - Trong diễn văn khai mạc Hội nghị Trung ương 5 (khóa XIII), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: “Đất đai là tài sản đặc biệt của quốc gia, là tư liệu sản xuất cơ bản, là tài nguyên vô cùng quý giá, là nguồn sống của nhân dân và nguồn lực to lớn của đất nước, thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”.
Chính vì vậy, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong công tác quản lý và sử dụng đất đai, bảo đảm hài hòa các lợi ích của Nhà nước, người dân và nhà đầu tư, tạo nguồn lực và động lực để phát triển KT - XH.
Tại Bắc Giang, bám sát các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của Luật Đất đai, tỉnh đã chỉ đạo các ngành, địa phương tập trung rà soát lại hệ thống văn bản về công tác quản lý và sử dụng đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, giá đất… thuộc thẩm quyền cấp tỉnh theo tinh thần cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện tiếp cận đất đai cho người dân và doanh nghiệp; khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai, đầu tư khai thác kết cấu hạ tầng kinh tế, hạ tầng công nghiệp, giao thông; chỉnh trang đô thị và xây dựng các khu đô thị mới.
Cùng với đó, tỉnh chỉ đạo tăng cường rà soát, kiểm tra, xử lý vi phạm về đất đai, siết chặt quản lý xây dựng, đầu tư, không để xảy ra tình trạng vi phạm quy hoạch.
Tuy nhiên, bên cạnh những chuyển biến tích cực và những kết quả nổi bật đã đạt được, cũng như ở nhiều địa phương khác, công tác quản lý và sử dụng đất còn nhiều hạn chế, yếu kém; có nơi, việc sử dụng đất còn lãng phí, hiệu quả thấp; còn xảy ra vụ việc tham nhũng, tiêu cực liên quan đến đất đai; thị trường bất động sản phát triển thiếu lành mạnh, chưa bền vững và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro...
Để khắc phục những hạn chế, bất cập về quản lý và sử dụng đất, Bắc Giang là tỉnh đầu tiên trong cả nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến 2050.
Về vấn đề này, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương nói rằng, từ đây, không có khu đất nào không nằm trong quy hoạch. Quy hoạch giúp chúng ta phát huy được tiềm năng, lợi thế của tỉnh.
Nhìn vào quy hoạch này, cán bộ, đảng viên, nhân dân biết Bắc Giang 10 năm, 30 năm tới sẽ như thế nào. Trong bản quy hoạch có hệ thống bản đồ kèm theo quy hoạch, thể hiện chi tiết các định hướng phát triển chung trong thời gian tới. Quy hoạch giúp chúng ta tổ chức không gian, phân bổ lãnh thổ để quản lý khép kín đất đai, công trình xây dựng sau này.
Cùng với thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp mới về quản lý, sử dụng đất đai đáp ứng yêu cầu phát triển KT – XH trong thời gian tới mà Hội nghị Trung ương 5 (khóa XIII) đề ra thì việc “coi quy hoạch là cẩm nang để chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Làm gì cũng dựa trên quy hoạch, bám vào quy hoạch, phấn đấu phải làm được như quy hoạch” như nhấn mạnh của Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương chính là giải pháp quan trọng để sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai.
Trần Anh
Quản lý chặt chẽ về đất đai, môi trường đối với dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách nhà nước(BGĐT) - Sáng 9/3, Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang do đồng chí Lâm Thị Hương Thành, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn tổ chức giám sát việc chấp hành pháp luật trong thực hiện các dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách nhà nước (NSNN) bên ngoài các khu, cụm công nghiệp tại Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) giai đoạn 2016- 2020.
Cần có các giải pháp để khai thác, phát huy cao nhất nguồn lực đất đaiNgày 30/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết Nghị quyết 19-NQ/TW khóa XI (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì hội nghị góp ý kiến vào dự thảo báo cáo tổng kết Nghị quyết 19-NQ/TW về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.