Thứ ba, 30/04/2024
Bắc giang 35 °C / 27 - 41 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Phòng ngủ bán trú

Cập nhật: 16:11 ngày 18/07/2022
(BGĐT) - Đang vào dịp hè, nhiều địa phương tranh thủ xây dựng, sửa sang trường lớp, cải tạo phòng học để kịp đón học sinh khai giảng năm học mới. Rất nhiều ngôi trường khang trang, phòng học đầy đủ trang thiết bị nhưng phòng ngủ bán trú cho học sinh lại rất khó khăn, tạm bợ.

Nhiều phụ huynh có con đã và đang học tiểu học ở TP Bắc Giang bày tỏ: Mối lo nhất của họ không phải là chất lượng dạy học mà là nhà vệ sinh và đặc biệt là nơi ngủ trưa của bọn trẻ. Càng trường điểm, trường trung tâm, sĩ số học sinh càng đông và càng không có chỗ ngủ bán trú đúng nghĩa cho con trẻ.

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mỗi trường tiểu học không quá 30 lớp, mỗi lớp không quá 30 em, tức là mỗi trường có khoảng 1.050 cháu nhưng trên thực tế, ngay tại nhiều trường của TP Bắc Giang, bình quân mỗi trường có khoảng 1.500 học sinh là bình thường.

Việc tỷ lệ học sinh đông ở TP và các thị trấn, thị tứ là dễ hiểu bởi chung cư mọc lên, địa giới TP, các thị trấn mở rộng, các gia đình trẻ có xu hướng về TP làm ăn, sinh sống nên kéo theo việc dịch chuyển gia tăng dân số. Trong khi trường học dù đã được mở rộng, xây mới song vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu.

Nếu để ý, sẽ thấy đa phần học sinh tiểu học của toàn tỉnh (trừ một số trường dân tộc nội trú) ăn, ngủ, sinh hoạt bán trú ngay tại phòng học. Học văn hóa xong, bàn học sẽ được tận dụng, ghép lại thành nơi ăn cơm và ngủ trưa cho trẻ. Phòng học nào rộng thì kê thành 3 dãy bàn ngủ, còn phòng hẹp mà đông học sinh sẽ ghép 2 dãy bàn và 1 dãy chiếu trải ở dưới.

Trung bình mỗi phòng học diện tích khoảng 35-40 m2, mỗi lớp có 35-40 em, bình quân mỗi em chỉ được 1m2 chỗ ngủ, chỉ đủ để ghé vào, không cựa quậy mạnh được. Chưa kể học sinh lớp 4, lớp 5 nhiều em phát triển, cao lớn trên 1m50, có em nặng 40, 50 kg, khi ngủ trên bàn, chân các em toàn thò ra ngoài, trông rất tội.

Về mùa hè, các phòng học ở TP cơ bản có điều hòa, mát mẻ song tới mùa đông, học sinh bán trú chỉ có chăn mỏng bởi diện tích lớp nhỏ, phụ huynh muốn đầu tư, xã hội hóa đệm hay chăn ấm cũng khó, không có chỗ kê. Trong khi thời gian các em ở lại trường, ngủ đủ giấc theo thời gian biểu không phải ít, khoảng 3,5 giờ buổi trưa, hơn 1 giờ để ngủ.

Trẻ em lớn lên trong giấc ngủ và các hoạt động thể chất, đặc biệt với lứa tuổi tiểu học các em phát triển hằng tháng, hằng năm. Việc bảo đảm sức khỏe dinh dưỡng và giấc ngủ trưa của trẻ thực sự không phải là chuyện nhỏ.

Các thầy cô, nhà trường cũng rất băn khoăn về điều này song cơ sở vật chất hạn hẹp, thậm chí nhiều trường còn thiếu cả lớp học, giáo viên, sĩ số có lớp lên tới 50 em thì lấy đâu xây mới phòng ngủ bán trú cho trẻ.

TP Bắc Giang nói riêng và các thị trấn, thị tứ nói chung của toàn tỉnh không thiếu đất, đặc biệt là đất dành cho giáo dục. Được biết, trong quy hoạch của TP, quỹ đất dành cho giáo dục tăng gần gấp đôi so với hiện tại, đó là điều đáng mừng. Tuy nhiên, việc mở rộng trường, xây mới phòng học là cần thiết nhưng nếu căn cơ, nên tính toán cả việc xây phòng ngủ bán trú cho con trẻ, trước mắt ở các trường mầm non, tiểu học, sau đó lên THCS bởi đó là tương lai, là sức khỏe của con cháu chúng ta, rất đáng được lưu ý lưu tâm và ưu tiên.

Hồng Tâm
Vượt qua áp lực
(BGĐT) - Chỉ còn mấy ngày nữa, hơn 20,6 nghìn thí sinh của tỉnh Bắc Giang sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2022. Với đa số các em, kết quả của kỳ thi này sẽ quyết định đến việc lựa chọn ngành nghề trong tương lai, bước ngoặt của cả cuộc đời. Chính vì tính chất quan trọng của kỳ thi đã tạo áp lực rất lớn cho các em.
Chia sẻ kịp thời
(BGĐT) - Tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ mới đây, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) Lê Văn Thanh cho biết, gói hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động của cả nước mới chỉ giải ngân được hơn 1%. 
Gia tăng sinh con thứ 3
(BGĐT) - Theo Ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em, hơn 60% trường hợp sinh con thứ 3 hiện nay rơi vào các thành phố và đa phần là giới trí thức, công chức nhà nước. Việc “lách” các quy định, hướng dẫn và nhu cầu sinh thêm con khi điều kiện cho phép khiến tỷ lệ sinh con thứ 3 tăng cao.
Giọt nước tràn ly
(BGĐT) - Thời gian gần đây, có rất nhiều viên chức y tế khu vực công lập xin nghỉ việc, thôi việc. Nhiều người lo ngại tình trạng này dẫn tới thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao tại các bệnh viện công lập, tác động rất lớn đến việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...