Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 31 °C / 25 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Lại lo ngại về an toàn thực phẩm

Cập nhật: 15:28 ngày 25/07/2022
(BGĐT) -  Báo Tuổi Trẻ vừa có loạt bài “Choáng váng khi gần 50% mẫu rau quả ở chợ đầu mối TP Hồ Chí Minh có dư lượng hóa chất”, lo ngại về an toàn vệ sinh thực phẩm lại được đặt ra ở nhiều địa phương khác.

Còn nhớ câu nói của một vị đại biểu đã từng làm nóng diễn đàn Quốc hội mấy năm trước: “Có thể thấy con đường từ dạ dày đến nghĩa địa của mỗi chúng ta chưa bao giờ lại trở nên ngắn và dễ dàng đến thế!”. Thực sự câu này đã có tác dụng lay động cả xã hội quan tâm đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và theo đó đã có những hành động làm thay đổi tình hình.

Không thể phủ nhận những nỗ lực của các cơ quan chức năng tăng cường kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm với các chuỗi an toàn, công nghệ truy xuất nguồn gốc, quản lý mã số vùng trồng, áp dụng mã vạch thực phẩm, dán nhãn sản phẩm OCOP.

Nhận thức của người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng được nâng lên và tạo được chuyển biến mới trong ngăn chặn tình trạng “rau hai luống, lợn hai chuồng”, kinh doanh, tiêu thụ thực phẩm bẩn…

Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp; sử dụng các chất phụ gia, hóa chất, phẩm màu ngoài danh mục trong chế biến, dùng vật liệu gây hại đóng gói, bao bì thực phẩm làm ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng vẫn diễn ra. Trong khi đó ở nhiều nơi việc kiểm tra, xử lý không thường xuyên, làm chiếu lệ, thậm chí còn bưng bít thông tin, sợ ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, mua bán, xuất khẩu.

Sau thời gian giãn cách bởi dịch Covid -19, các hoạt động du lịch, dịch vụ, nhà hàng sôi động trở lại, nhu cầu về thực phẩm tăng mạnh, tạo “mảnh đất màu mỡ” để các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm lưu thông vào thị trường.

Để bảo vệ sức khỏe, tiêu chuẩn “sạch” là lựa chọn tự nhiên của nhiều gia đình. Theo trào lưu đó, rau sạch, thịt cá sạch, trái cây sạch… ra đời, hầu như thực phẩm nào cũng gắn với chữ “sạch” như một bảo đảm về chất lượng. Nhưng trên thực tế tình trạng “treo đầu dê…”, vàng thau lẫn lộn giữa thực phẩm sạch và không sạch vẫn rất khó kiểm soát.

Thực trạng trên không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng mà còn gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh chân chính vốn phải chi phí nhiều hơn để có thực phẩm sạch đưa ra thị trường.

Từ lo ngại như vậy, nhiều ý kiến cho rằng, yêu cầu bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe người dân không thể bằng lời kêu gọi lòng hảo tâm, sự kinh doanh tử tế mà phải bằng công cụ quản lý, bằng pháp luật, chế tài, ứng dụng tốt công nghệ và tổ chức liên kết các chuỗi giá trị thực phẩm an toàn từ vùng trồng về đến chợ, lên bàn ăn người dân.

Bên cạnh việc kiểm tra, xử lý thường xuyên của lực lượng chức năng thì người sản xuất, kinh doanh chân chính cần chủ động minh bạch thông tin về sản phẩm của mình bằng công cụ truy xuất nguồn gốc, như thế vừa thuận lợi cho người tiêu dùng giám sát chất lượng hàng hóa, vừa giữ được uy tín với đối tác, khách hàng.

Qua theo dõi loạt bài của báo Tuổi Trẻ, nhiều độc giả đề xuất cơ quan chức năng, chính quyền địa phương cần mạnh tay hơn nữa với các kiểu sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn để trục lợi, làm tổn hại sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng. Cần tăng thêm khung phạt để ai bị phạt một lần là sợ tới già, không dám tái phạm.

Trần Anh

Quảng Ninh: Hơn 20 công nhân bị nghi ngộ độc thực phẩm
Ngày 24/7, Cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh thông tin, trên địa bàn vừa xảy ra vụ nghi ngộ độc thực phẩm khiến hơn 20 công nhân của Công ty TNHH May mặc Hoa Đạt Lợi (địa chỉ tại phường Cẩm Phú, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh) phải nhập viện trong ngày 23/7.
Nắng nóng, gia tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm
Thời tiết nắng nóng như hiện nay là điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của các loại vi khuẩn, nấm mốc làm cho thức ăn nhanh hỏng, dễ bị ôi thiu, nếu không bảo quản cẩn thận. Thêm vào đó, khi nhiệt độ tăng cao cũng khiến sức khỏe con người bị giảm sút, nên khi tiếp xúc với thực phẩm nhiễm vi khuẩn sẽ dễ bị ngộ độc. Do đó, mùa hè được coi là mùa dễ xảy ra ngộ độc thực phẩm.
Ngộ độc thực phẩm từ những thói quen sai lầm
Thời tiết nắng nóng, thực phẩm dễ bị ôi thiu, nhiễm khuẩn cộng với thói quen sử dụng, chế biến, bảo quản thực phẩm không đúng cách làm gia tăng nỗi lo ngộ độc thực phẩm.
Bé suy gan cấp do uống thực phẩm chức năng tăng chiều cao
Sau 10 ngày uống liên tục một loại thực phẩm chức năng được cho là có tác dụng tăng chiều cao, bé gái 5 tuổi bị viêm gan cấp, đau khớp.
5 tháng, cả nước xảy ra 11 vụ ngộ độc thực phẩm
Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong tháng 5/2022, cả nước xảy ra 4 vụ ngộ độc thực phẩm với 15 người bị ngộ độc, trong đó có 1 người tử vong.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...