Thứ năm, 18/04/2024
Bắc giang 24 °C / 24 - 31 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Cảnh giác để tránh phải giải cứu

Cập nhật: 08:30 ngày 26/08/2022
(BGĐT) -  Vụ việc 42 người Việt, trong đó 4 người quê Bắc Giang tháo chạy khỏi sòng bạc ở Campuchia, vượt sông về đất mẹ, là thông tin nóng trên báo chí và mạng xã hội mấy ngày qua, thật sự là chuyện rất đau lòng.

Hàng chục người bị các đối tượng cầm gậy gộc rượt đuổi bên đất Campuchia trước khi liều mình nhảy ùm xuống sông bơi về Việt Nam là hình ảnh được video ghi lại khiến người xem bàng hoàng. Họ là những nạn nhân bị dính lừa đảo “việc nhẹ, lương cao”.

“Việc nhẹ, lương cao” là gì? Theo lời kể của các nạn nhân, nghe các đối tượng dụ dỗ chỉ cần biết đánh máy vi tính sang Campuchia làm việc sẽ có thu nhập hơn 20 triệu đồng/tháng. Thế nhưng khi sang Campuchia, họ bị các đối tượng lừa đảo đưa vào cơ sở kinh doanh sản xuất giữa rừng sâu, khu vực hẻo lánh, ít người hoặc sòng bạc "trá hình".

Tại các sòng bạc họ phải làm việc 12 tiếng mỗi ngày với công việc là lên mạng lôi kéo người Việt Nam ở trong nước tham gia các trò chơi trực tuyến, đầu tư vào các sàn giao dịch ảo nhưng thực tế là lừa đảo, chiếm đoạt tiền người chơi. Khi họ chống đối, không làm việc đã bị đánh đập hoặc bị đòi tiền chuộc với giá từ 50 – 100 triệu đồng/ người.

Không có tiền chuộc và không thể chịu được cảnh “địa ngục trần gian” nơi xứ người nên hơn 40 nạn nhân trên đã liều mình vượt sông về nước. Được biết đây chưa phải là những nạn nhân cuối cùng mà còn không ít người khác đang trong tình trạng tương tự chờ được giải cứu.

Câu hỏi đặt ra, tình trạng lừa đảo “việc nhẹ, lương cao” mà báo chí không ít lần cảnh báo, thực tế cũng dễ thấy nhưng vì sao những vụ việc lừa đảo như thế và những cái kết thương tâm vẫn cứ xảy ra?

Theo điều tra của công an, bọn lừa đảo đã tận dụng triệt để mạng xã hội, các app quảng cáo trực tuyến hoặc môi giới trực tiếp để lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn đổi đời cho dân nghèo. Nhiều học sinh vừa tốt nghiệp THPT chưa tìm được việc làm hay người thất nghiệp sẽ dễ dính bẫy “việc nhẹ, lương cao” kiểu này.

Cơ quan chức năng khuyến cáo, không có chuyện việc nhẹ lương cao. Người lao động không có trình độ, chuyên môn lao động, sản xuất thì rất dễ rơi vào cạm bẫy của các ổ nhóm bóc lột sức lao động, lừa đảo. Khi người dân tự ý xuất cảnh thì cơ quan chức năng rất khó khăn trong xác minh, giải cứu, bảo hộ công dân, đưa về nước. Đi sang thì dễ nhưng về rất khó.

Vụ việc 42 người Việt tháo chạy khỏi sòng bạc “trá hình” được ví như “địa ngục 4.0” tiếp tục là lời cảnh tỉnh cho những ai còn nhẹ dạ cả tin “việc nhẹ, lương cao”. Đây cũng là hồi chuông cảnh báo trách nhiệm của gia đình, cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và xã hội về thực trạng nhiều người mạo hiểm tìm cách xuất cảnh trái phép, rồi trở thành lao động bị cưỡng bức, nạn nhân của tội phạm buôn người qua biên giới.

Từ thực trạng này, các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho người dân. Cùng đó, tự mỗi người cần thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật và cảnh giác trước mọi cám dỗ để tránh bị lừa đảo.

Trần Anh

Đại ca băng giang hồ ở TP Hồ Chí Minh từng mở sòng bạc tại Campuchia
Nguyễn Văn Điền, quê Hải Phòng, từng dẫn đàn em sang Campuchia mở sòng tài xỉu, xóc đĩa... sau đó về TP Hồ Chí Minh (HCM) tổ chức bài bạc với số tiền giao dịch 2.100 tỷ đồng.
Triệt phá đường dây đánh bạc qua mạng với số tiền khoảng 70 tỷ đồng
Đường dây đánh bạc qua mạng với số tiền bước đầu xác định khoảng 70 tỷ đồng vừa được Phòng Cảnh sát hình sự (CSHS) Công an TP Đà Nẵng triệt phá.
Triệt phá đường dây đánh bạc liên tỉnh nghìn tỷ đồng
 22 con bạc tại Nghệ An, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu vừa bị Công an TP Vinh, Nghệ An bắt giữ trong chiến dịch triệt phá đường dây đánh bạc trực tuyến nghìn tỷ đồng.
Việc giải cứu lao động bị lừa sang Campuchia rất khó khăn
Theo một cán bộ Cục Cảnh sát Hình sự (Bộ Công an), hàng nghìn người có thể đã bị đưa sang Campuchia, trở thành lao động cưỡng bức và việc giải cứu rất khó khăn.
Tiếp tục bảo hộ công dân với nhóm người Việt bị lừa đảo sang Campuchia
Ngày 20/8, thông tin về công tác bảo hộ công dân trong vụ việc 42 công dân Việt Nam bỏ trốn khỏi sòng bài thuộc ấp Chrey Thum, xã Sampeou Poun, huyện Kaoh Thom, tỉnh Kandal (Campuchia) bơi qua sông Bình Di (An Giang) để về nước, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ:


Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...