Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 33 °C / 25 - 33 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Mong tăng lương sớm

Cập nhật: 08:57 ngày 02/11/2022
(BGĐT) - Tăng lương cơ sở từ 1/1 hay 1/7/2023 là vấn đề đang được tranh luận ở nhiều diễn đàn. Mong đợi của nhiều người làm công ăn lương là sớm ngày nào hay ngày đó, đồng tình với mong đợi này, nhiều chuyên gia cũng ủng hộ phương án tăng lương sớm.

Được biết, mức tăng lương cơ sở đã được thông qua - từ 1,49 triệu lên 1,8 triệu đồng/tháng, tương đương 20,8%, nhưng hai thời điểm như trên thì có nhiều ý kiến trái chiều.

Có một số ý kiến cho rằng, tăng lương từ ngày 1/1/2023 sẽ gây thêm sức ép lên điều hành giá cả do tâm lý tăng lương đi kèm với tăng giá, gây khó khăn cho việc kiểm soát lạm phát, gây bất ổn kinh tế vĩ mô.

Trong khi đó, số khác đánh giá thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức từ ngày 1/7/2023 là quá chậm. Đặc biệt, với đối tượng chịu áp lực công việc lớn như nhân viên ngành giáo dục, y tế cần tăng lương ngay.

Giải thích cho phương án tăng lương từ ngày 1/1/2023, ý kiến chuyên gia cho rằng, dù có tăng lương vào giai đoạn này hay không, chúng ta cũng phải chấp nhận một mức lạm phát nhất định do nhu cầu mua sắm Tết. Cái đó gọi là tác động mùa vụ, nghĩa là tác động chỉ xảy ra vào thời điểm Tết rồi giảm xuống ở những giai đoạn sau.

Tăng lương thời điểm này gây lo ngại tăng tiêu dùng của người dân, tạo thêm sức ép lên điều hành giá, do tâm lý tăng lương đi kèm tăng giá, gây khó khăn cho kiểm soát lạm phát. Nhưng ảnh hưởng Covid trong hai năm vốn đã bào mòn tiết kiệm của nhiều người. Như vậy, cũng có cơ sở để nói rằng dù được tăng lương, chưa chắc mức chi tiêu sẽ cao như các năm trước.

Mặt khác, việc tăng lương chỉ tập trung ở hơn 230 nghìn công chức, viên chức, chiếm chưa tới 0,5% lực lượng lao động cả nước. Chính phủ đã có thể kiểm soát giá cả khi tăng lương cho 50 triệu lao động trong bối cảnh kinh tế vĩ mô trong nước và thế giới gặp nhiều khó khăn, do vậy việc tăng lương cho hơn 230 nghìn lao động vì thế sẽ không phải là vấn đề quá lớn.

Trên thực tế, đời sống của công chức, viên chức hiện nay gặp nhiều khó khăn. Thời gian qua, giá xăng vừa tăng cao vừa khan hiếm, làm sự lo lắng của người lao động ngày càng lớn. Thực trạng thấy rằng, nhiều công chức, viên chức đang không đủ tiền để trang trải cuộc sống. Dù lương cơ bản có tăng lên thì cũng không đủ chi tiêu vì dịch bệnh Covid mấy năm qua đã khiến tiền dự trữ tiêu hao.

Hệ lụy của tình trạng trên là một trong những nguyên nhân trực tiếp khiến một bộ phận không nhỏ công chức, viên chức xin nghỉ việc chuyển sang đơn vị tư nhân làm việc trong thời gian qua.

Với thực trạng như vậy, nếu muốn giữ chân người tài, muốn giảm thiểu tình trạng công chức, viên chức, đặc biệt là nhân viên ngành giáo dục, y tế bỏ công sang tư thì việc sớm tăng lương cơ sở là giải pháp cấp thiết. Dù mức lương tăng có thể không nhiều, song cũng có ý nghĩa rất lớn, giúp ổn định tinh thần, tư tưởng làm việc của công chức, viên chức.

Tuy nhiên, hầu hết các ý kiến đều cho rằng, việc tăng lương cơ sở chỉ là giải pháp tình thế, vấn đề tinh giảm biên chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy, qua đó tích cực cải cách tiền lương mới là giải pháp căn cơ, cốt lõi để bảo đảm thu nhập cho công chức, viên chức. Để cải thiện đời sống từ việc tăng lương sớm, ngành chức năng cần có biện pháp để tránh tình trạng “lương chưa tăng, giá cả đã tăng”.

Trần Anh

Dự kiến tăng lương cơ sở từ giữa năm 2023
Chính phủ sẽ hoàn thiện và triển khai chính sách về lao động, tiền lương, trong đó có điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1/7/2023, theo Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Lao động giúp việc gia đình tại Đài Loan được tăng lương cơ bản
Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) vừa thông tin về các quy định mới liên quan đến doanh nghiệp dịch vụ và người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan.
Những lưu ý khi tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2022
Để thực hiện quy định về tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, các chủ doanh nghiệp sớm rà soát lại thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và các quy chế, quy định của người sử dụng lao động để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
Tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động từ ngày 1/7/2022
Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022 quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 6% từ ngày 1/7/2022
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đề xuất quy định các mức lương tối thiểu tháng theo 4 vùng, lần lượt ở mức 4.680.000 đồng, 4.160.000 đồng, 3.640.000 đồng và 3.250.000 đồng một tháng.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...