Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 29 °C / 25 - 28 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Đầu tư cho văn hóa

Cập nhật: 08:08 ngày 31/03/2023
(BGĐT) - Trong tỉnh Bắc Giang cũng như cả nước đang diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi nhân Kỷ niệm 80 năm Đề cương về Văn hóa Việt Nam (1943-2023). Tại các diễn đàn nhiều ý kiến hiến kế cần quan tâm đầu tư hơn nữa cho phát triển văn hóa.

80 năm qua, kể từ khi "Đề cương về văn hóa Việt Nam" ra đời, nhiều định hướng quan trọng về văn hóa đã được Đảng ta kế thừa, bổ sung để tập trung xây dựng và phát triển văn hóa trong thời kỳ mới.

Thực tiễn phát triển đất nước đã khẳng định vị thế quan trọng của văn hóa, con người trong chiến lược phát triển quốc gia. Văn hóa không chỉ giới hạn tầm vóc của mình trong chiều sâu những phẩm giá tinh thần mà nó còn là nguồn lực trực tiếp cho sự phát triển đất nước.

Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng diễn ra cuối năm 2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: "Nền văn hóa của chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Tôi xin nhấn mạnh là đậm đà bản sắc dân tộc. Cho nên tại sao mới nói rằng là “văn hóa còn thì dân tộc còn”.

Xác định rõ vị trí, tầm quan trọng của văn hóa, Bắc Giang đã đầu tư nhiều hơn cho văn hóa, cả ở khu vực nhà nước lẫn tư nhân. Sự đầu tư đó đã thúc đẩy và làm thay đổi tích cực đời sống văn hóa cũng như các hoạt động vui chơi, giải trí, du lịch, thể thao...

Có thể thấy ở miền xuôi cũng như miền núi, đô thị hay nông thôn hệ thống các thiết chế văn hóa dần hiện đại và đồng bộ hơn. Các di tích, công trình tín ngưỡng, tâm linh được quan tâm bảo tồn, đáp ứng nhu cầu của người dân. Nhiều di tích lịch sử, văn hóa được đầu tư có trọng tâm, trọng điểm trở thành điểm sáng về phát triển văn hóa gắn với du lịch tâm linh, sinh thái. Các chương trình, sự kiện văn hóa, nghệ thuật từng bước nâng cao chất lượng, có sức lan tỏa mạnh mẽ hơn.

Tuy nhiên, việc đầu tư những năm qua vẫn tăng nhưng chưa tương xứng. Trên địa bàn tỉnh hiện có 2.237 di tích, với 748 di tích đã được xếp hạng; trong đó, có 5 di tích và cụm di tích quốc gia đặc biệt; 94 di tích cấp quốc gia và 620 di tích cấp tỉnh vẫn đang cần một lượng kinh phí lớn để tu bổ…

Tại các diễn đàn, ý kiến của nhiều chuyên gia cho rằng cần phải thay đổi tư duy đầu tư cho văn hóa, tránh tình trạng cào bằng mà cần có trọng tâm trọng điểm với thế mạnh từng địa phương. Cần xóa bỏ cơ chế xin cho, khắc phục tình trạng chắp vá; cần chú trọng đào tạo, bồi dưỡng trình độ, năng lực, tạo môi trường thuận lợi để cán bộ văn hóa phát huy khả năng, nâng cao hiệu quả các hoạt động phát triển văn hóa.

Văn hóa chính là con người, gắn chặt với con người trong mọi khía cạnh cuộc sống. Văn hóa sẽ ngang hàng và đồng hành với kinh tế, chính trị, xã hội chứ không thể lạc đường, ngược hướng với những lĩnh vực khác trong phát triển toàn diện. Các hoạt động Kỷ niệm 80 năm Đề cương về Văn hóa Việt Nam đang gửi thông điệp như vậy để thấy rõ văn hóa là động lực, là sức mạnh nội sinh của cả dân tộc trong đó sự thay đổi từ nhận thức của từng cá nhân sẽ là tiền đề để văn hóa có vị thế xứng đáng trong phát triển quê hương, đất nước giàu mạnh, văn minh.

Trần Anh

Đóng hay mở các cơ sở kinh doanh karaoke?
(BGĐT) - Tính đến hôm qua 28/3, toàn tỉnh Bắc Giang chỉ có 7 cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke đủ điều kiện hoạt động. 
Không “đi trước về chậm”
(BGĐT) - Sau hơn một tuần khai trương tuyến du lịch văn hóa Hà Nội - Bắc Giang do ba đơn vị là Công ty cổ phần Khai thác và Dịch vụ du lịch SGO (SGO Travel), Công ty cổ phần Dịch vụ Tây Yên Tử, Khách sạn Hải An (TP Bắc Giang) phối hợp tổ chức, nhiều du khách ngoài tỉnh được trải nghiệm, tham quan Bắc Giang thông qua 7 gói sản phẩm du lịch thế mạnh của tỉnh về văn hóa, lịch sử, tâm linh, làng nghề.
Bảo vệ đê an toàn
(BGĐT) - Hệ thống đê điều, công trình thủy lợi được coi là thành trì vững chắc trước thiên tai, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhà nước, nhân dân cũng như những thành quả phát triển KT-XH. 
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...